Rah Lan H’Nhum: “Cán bộ giỏi-phong trào mạnh”

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Chị Rah Lan H’Nhum-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Dun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) được mọi người biết đến bởi sự gắn bó, hết lòng với công tác Hội. Chị là gương sáng về “cán bộ giỏi-phong trào mạnh” và là điểm tựa vững chắc của phụ nữ ở địa phương.

Năm 2009, chị Rah Lan H’Nhum được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Dun. Là người Jrai nên chị thấu hiểu về đời sống của chị em phụ nữ trong xã. Chị tâm sự: “Được tin tưởng trao trách nhiệm quan trọng trong công tác Hội, tôi mừng thì ít mà lo thì nhiều.

Toàn xã có 5 chi hội với trên 900 hội viên, trong đó có tới 80% là người dân tộc thiểu số. Nhận thức về vai trò xã hội của phụ nữ của chị em chưa đồng đều, đời sống lại khó khăn nên việc tập hợp, gắn kết, phát triển hội viên luôn là điều khiến tôi phải suy nghĩ”.

Chị H’Nhum luôn sâu sát cơ sở, quan tâm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên. Chị xác định trước hết cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động với phương châm “Nghe hội viên nói, nói cho hội viên hiểu, làm cho hội viên tin”.

Để làm được điều đó, chị thường xuyên tới thăm nhà hội viên, ưu tiên những chị em có hoàn cảnh khó khăn, cần sự giúp đỡ, chia sẻ. Chị chủ động phối hợp với các hội, đoàn thể tổ chức tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ, công tác Hội bằng nhiều hình thức như thành lập tổ, nhóm, câu lạc bộ (CLB) phụ nữ lồng ghép. Đây vừa là nơi chị em sinh hoạt, trao đổi công việc vừa chia sẻ những băn khoăn về cuộc sống, gia đình.

Chị Rah Lan H'Nhum (áo trắng) thường xuyên tham gia sinh hoạt CLB “Nữ thanh niên đặc thù làng Greo Pết”. Ảnh: Mai Ka

Chị Rah Lan H'Nhum (áo trắng) thường xuyên tham gia sinh hoạt CLB “Nữ thanh niên đặc thù làng Greo Pết”. Ảnh: Mai Ka

Với những đóng góp tích cực của mình, năm 2020, chị H’Nhum được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội LHPN xã Dun. Chị tích cực đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác Hội bằng cách tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, tham mưu, đề xuất nhiều mô hình giảm nghèo, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập.

Điểm nổi bật trong hoạt động Hội của chị là đã biết cách gắn kết giữa chăm lo lợi ích hội viên với tạo phong trào thi đua.

“Chị H’Nhum cùng Ban Chấp hành đã xây dựng nhiều mô hình giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Đặc biệt, để phát huy vai trò, trách nhiệm của nữ thanh niên dân tộc thiểu số trong việc xóa bỏ những tập tục lạc hậu, nhất là tình trạng tảo hôn ở địa phương, năm 2023, CLB Nữ thanh niên đặc thù làng Greo Pết ở xã Dun được thành lập.

Từ khi CLB đi vào hoạt động đến nay, công tác tập hợp nữ thanh niên đạt được những kết quả nhất định. Các thành viên CLB cùng tham gia tuyên truyền cho đoàn viên, hội viên hiểu rõ về những hệ lụy của tảo hôn”-chị Siu Nguyệt-Chủ nhiệm CLB-phấn khởi cho biết.

Hiện nay, Hội LHPN xã Dun đã thành lập được 14 mô hình, CLB như: Phụ nữ nói không với nạn tảo hôn, Nữ thanh niên đặc thù, Phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế vì sức khỏe gia đình, Chi hội phụ nữ 5 không 3 sạch xây dựng nông thôn mới, Dân vũ và thể thao, Phụ nữ với pháp luật, Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng, Phụ nữ nói không với tín dụng đen...

Chị H’Nhum cho rằng: “Các mô hình, CLB trở thành mái nhà chung của chị em. Ở đó, mọi người tự tin bày tỏ tâm tư, nguyện vọng cũng như những ý tưởng hay để phát triển phong trào. Ngày nay, phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ.

Vì vậy, tôi đã chỉ đạo 5/5 chi hội sử dụng Zalo, Facebook trong hoạt động tuyên truyền nhằm lan tỏa các hoạt động của Hội. Tuy nhiên, tôi cũng thường xuyên nhắc nhở chị em sử dụng mạng xã hội an toàn, không share, like… các tin xấu, độc, không rõ nguồn gốc”.

Chị Rah Lan Khăng (làng Greo Sék) cho hay: “Sau khi được chị H’Nhum động viên tham gia CLB “Phụ nữ dân tộc thiểu số tiết kiệm 5-10 triệu đồng”, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả. Trong các buổi sinh hoạt định kỳ của CLB, chị H’Nhum trực tiếp hướng dẫn chị em tham gia tiết kiệm bằng nhiều hình thức như: bỏ tiền tiết kiệm vào heo đất; tiết kiệm theo mùa vụ; tiết kiệm điện, nước...”.

Chị Rah Lan H’Nhum (ở giữa) vận động chị em phụ nữ tham gia CLB “Phụ nữ dân tộc thiểu số tiết kiệm 5-10 triệu đồng”. Ảnh: M.K

Chị Rah Lan H’Nhum (ở giữa) vận động chị em phụ nữ tham gia CLB “Phụ nữ dân tộc thiểu số tiết kiệm 5-10 triệu đồng”. Ảnh: M.K

Tuy công việc bận rộn nhưng chị H’Nhum đều cố gắng sắp xếp công việc một cách hợp lý, khoa học. Chị nuôi dạy 2 con chăm ngoan, học giỏi và phát triển kinh tế gia đình vững mạnh với thu nhập trên 200 triệu đồng/năm từ cà phê và lúa nước.

Những thành tích của Hội LHPN xã Dun luôn mang đậm dấu ấn của người cán bộ dám nghĩ, dám làm Rah Lan H’Nhum. Với nhiều cống hiến trong công tác Hội, chị H’Nhum vinh dự được Hội LHPN các cấp và địa phương tặng nhiều giấy khen và trở thành tấm gương sáng trong công tác Hội ở cơ sở được nhiều hội viên phụ nữ yêu mến.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà-Chủ tịch Hội LHPN huyện Chư Sê-đánh giá: “Chị H’Nhum là cán bộ giỏi, có uy tín, kinh nghiệm, năng động, nhiệt tình, tận tâm và có nhiều sáng kiến trong công tác Hội.

Đáng chú ý hơn cả là CLB Nữ thanh niên đặc thù làng Greo Pết. Đây là CLB đầu tiên được thành lập nhằm giúp các nữ thanh niên Jrai tiếp cận với tổ chức Hội để được trang bị kiến thức cần thiết về hôn nhân và gia đình, góp phần xóa bỏ những tập tục lạc hậu, nhất là tình trạng tảo hôn. Từ kết quả hoạt động của CLB này, Hội LHPN huyện có kế hoạch nhân rộng trong toàn huyện thời gian tới”.

Có thể bạn quan tâm

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.