Ra mắt sách ảnh "Trẻ em thời chiến"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Gần 100 bức ảnh trong cuốn sách tái hiện cuộc sống của trẻ em Việt Nam giữa những năm tháng chiến tranh khắc nghiệt.
 

Bìa sách ảnh
Bìa sách ảnh "Trẻ em thời chiến".

Sách ảnh được Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành đúng dịp kỷ niệm 68 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9 (1945-2013).

Cuốn sách là một bước tiếp nối thành công của triển lãm ảnh "Trẻ em thời chiến" được tổ chức từ cuối năm 2012 đến giữa năm 2013 tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Độc giả sẽ được chứng kiến cuộc sống của những em bé trong chiến tranh. Bom rơi đạn lạc khiến các em phải đi sơ tán xa gia đình, tự chăm lo cho cuộc sống. Tự tay các em đào hào giao thông, hầm trú ẩn, đan mũ rơm, làm bánh mì chống đói. Hành trang đến trường của trẻ em thời chiến, ngoài sách vở còn có túi cứu thương, mũ rơm đội đầu để chống mảnh bom...

Những bức ảnh do các phóng viên ảnh của báo Thiếu niên tiền phong, Thông tấn xã Việt Nam và các phóng viên Hãng tin truyền hình NDN (Nihon Denpa News)-Nhật Bản ghi lại, khẳng định sức sống mãnh liệt và ý chí của con người Việt Nam.

Cuốn sách ảnh "Trẻ em thời chiến" mong muốn mang đến cho bạn đọc hôm nay, đặc biệt độc giả nhỏ tuổi, những hình ảnh xúc động của lịch sử để các em thêm trân trọng những giá trị của hòa bình.

Theo vnexpress

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...