Quảng Nam: Nuôi loài chuột "khổng lồ", ăn thì chẳng tốn mấy, thịt nung núc, giá 500.000 đồng/kg

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Trừ chi phí vốn con giống và chuồng trại lúc ban đầu thì nuôi dúi rất ít tốn kém tiền thức ăn, lại dễ nuôi, không mất nhiều công chăm sóc và ít rủi ro. Thức ăn phải sạch, khô ráo như: tre, mía, bắp, cỏ voi, rau củ quả…
 


Anh Nguyễn Thanh Sơn (29 tuổi, trú thôn An Tây, thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam) được người dân trong vùng biết đến là chàng trai trẻ đầu tiên đưa mô hình nuôi dúi (chuột nứa) về quê hương khởi nghiệp. Dù vấp phải những thất bại, nhưng đến nay, anh Sơn đã gặt hái được nhiều thành công lớn.

Tay trắng lại hoàn trắng tay

Sinh ra nơi miền quê còn nhiều khó khăn, anh Nguyễn Thanh Sơn quyết định khăn gói vào miền Nam kiếm sống và mong muốn tìm được hướng đi riêng để phát triển bản thân.

Sau nhiều năm chen chân nơi đất khách, năm 2016, anh Sơn quyết định chắt góp số vốn hơn 200 triệu đồng để về miền quê Tiên Phước khởi nghiệp.


 

Anh Nguyễn Thanh Sơn, (thôn An Tây, thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam) chọn mô hình nuôi dúi để khởi nghiệp tại quê nhà.
Anh Nguyễn Thanh Sơn, (thôn An Tây, thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam) chọn mô hình nuôi dúi để khởi nghiệp tại quê nhà.



Nhớ lại những ngày gian khó, anh Nguyễn Thanh Sơn tâm sự: "Với quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, tôi chọn mô hình chăn nuôi truyền thống như nuôi heo, nuôi gà.

Bên cạnh đó, vì nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế cao từ mô hình nuôi dúi, nên tôi mạnh dạn mua về 20 cặp dúi sinh sản với giá 25 triệu đồng. Vừa chăm sóc, vừa học hỏi thêm kiến thức và kỹ thuật nuôi nên tôi rất tâm huyết, hi vọng sẽ hái được quả ngọt".

Những vật nuôi quen thuộc như heo và gà tại hộ gia đình của anh Sơn cũng giống như nhiều hộ khác, luôn rơi vào cảnh lúng túng tìm đầu ra, giá cả không ổn định hoặc dịch bệnh chết nhiều.

Vì thế, mô hình nuôi dúi được anh chú trọng chăm sóc, theo dõi và thử nghiệm phương pháp nuôi an toàn, hiệu quả, lợi nhuận cao.

 

Hiện tại, trại nuôi dúi của anh Sơn có diện tích 100m2, nuôi hơn 100 con dúi sinh sản và 150 con dúi hướng thịt.
Hiện tại, trại nuôi dúi của anh Sơn có diện tích 100m2, nuôi hơn 100 con dúi sinh sản và 150 con dúi hướng thịt.


Anh Sơn cho hay, lúc đầu vì yêu thích con dúi nên tò mò cách nuôi, từ đó anh tự mày mò, tìm kiếm kiến thức nuôi dúi trên sách, báo, internet. Thêm vào đó, anh tích cực tìm đến những nơi nuôi dúi thành công để học hỏi, trao đổi thêm kinh nghiệm.

Đặc biệt, dúi là loài động vật hoang dã nên môi trường nuôi phải phù hợp với tập tính sinh trưởng, giúp chúng thích nghi nhanh.

Chuồng nuôi được hợp từ các viên gạch men lớn cỡ 50x50cm để tạo thành các ô vuông, có quạt thông gió, đảm bảo thoáng mát vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông, không gian yên tĩnh, tránh ánh sáng trực tiếp.

"Đa số tôi thấy các mô hình nuôi dúi khác đều làm ô chuồng sát với mặt đất, điều này gây nên một số bất tiện trong quá trình nuôi. Vì thế, tôi cải tiến nên kiểu chuồng nuôi mới, cho các ô vuông cách mặt đất khoảng 20cm, kết hợp hệ thống ống nước, vệ sinh chất thải tiện lợi.

Qua quá trình nuôi dưỡng, tôi nhận thấy cách bố trí như vậy giúp chuồng trại sạch sẽ hơn, vệ sinh dễ dàng và đảm bảo sức khỏe cho dúi sinh trưởng tốt", anh Sơn cho biết.


 

Dúi là động vật rừng hoang dã, dễ nuôi, chi phí đầu tư ít, nhanh thu hồi vốn và lợi nhuận cao.
Dúi là động vật rừng hoang dã, dễ nuôi, chi phí đầu tư ít, nhanh thu hồi vốn và lợi nhuận cao.


Mô hình nuôi dúi của anh Sơn có tín hiệu tốt được không lâu thì đợt ngập lụt tháng 10/2017 khiến anh không kịp trở tay, mọi tâm huyết trong phút chốc cuốn theo dòng nước lớn. Đàn heo, gà và dúi gần như chết sạch, anh Sơn lại không còn vốn để tiếp tục gầy đàn nên quyết định trở lại miền Nam mưu sinh.

Quyết tâm làm giàu

Anh Nguyễn Thanh Sơn nghẹn ngào nói: "Bỏ ra số vốn lớn để đầu tư con giống, chuồng trại nhưng rồi phải tạm gác niềm đam mê, tiếp tục ấp ủ những dự định mới. Tôi lao đầu vào làm việc, ngày đêm tăng ca để sớm có số vốn kha khá mau chóng về quê khởi nghiệp...".

Theo anh Sơn, chính sự yêu thích loài động vật hoang dã nhưng dễ thuần chủng, trông dễ thương của dúi đã thôi thúc anh không ngừng cố gắng.

Đến năm 2019, anh trở về quê với số tiền tích góp được 100 triệu đồng, vay mượn bạn bè thêm 100 triệu đồng nữa để tập trung đầu tư nuôi dúi, làm lại từ đầu.


 

Dự định nhân đàn dúi sinh sản lên 300 con, anh Sơn, (thôn An Tây, thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam) hướng đến mục tiêu cung cấp thường xuyên thịt dúi thương phẩm cho nhiều thị trường lớn.
Dự định nhân đàn dúi sinh sản lên 300 con, anh Sơn, (thôn An Tây, thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam) hướng đến mục tiêu cung cấp thường xuyên thịt dúi thương phẩm cho nhiều thị trường lớn.



Trừ chi phí vốn con giống và chuồng trại lúc ban đầu thì nuôi dúi rất ít tốn kém tiền thức ăn, lại dễ nuôi, không mất nhiều công chăm sóc và ít rủi ro.

Đặc biệt, dúi có sức đề kháng cao nên ít bị nhiễm bệnh, nhưng phải chú trọng phòng bệnh viêm đường ruột, bệnh ngoài da. Thức ăn phải sạch, khô ráo như: tre, mía, bắp, cỏ voi, rau củ quả… Điều thú vị là anh Sơn thỉnh thoảng cho dúi gặm xương heo để bổ sung canxi.


 

Dúi giống có giá từ 1-2,2 triệu đồng/cặp (từ 3-6 tháng), dúi thương phẩm xuất chuồng sau khoảng 8 tháng có giá 500.000 đồng/kg.
Dúi giống có giá từ 1-2,2 triệu đồng/cặp (từ 3-6 tháng), dúi thương phẩm xuất chuồng sau khoảng 8 tháng có giá 500.000 đồng/kg.



Anh Sơn vui vẻ nói: "Nuôi dúi khỏe lắm, cả ngày tôi mới cho ăn một lần vào khoảng chiều tối, chủ yếu là sau 8 giờ tối. Mỗi sáng, tôi ra ruộng đốn mía về chặt khúc, kiểm tra chuồng trại, vệ sinh, quan sát thể trạng dúi rồi đi làm việc tại quán vịt quay ở thị trấn Tiên Kỳ...".

Nhờ nguồn thu tương đối ổn định từ quán ăn này mà anh Sơn có thêm vốn để đầu tư nhân đàn dúi. Với diện tích 100m2, hiện tôi nuôi hơn 100 con dúi sinh sản và 150 con dúi hướng thịt.

Theo anh Sơn, dự định khoảng một năm tới số lượng dúi sinh sản tại trại sẽ đạt 300 con, hướng đến cung cấp thịt dúi thương phẩm thường xuyên cho các đầu mối tiêu thụ, ước tính doanh thu mỗi năm sẽ đạt 200 triệu đồng.

Đặc biệt, nguồn cung thịt dúi hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu lớn của thị trường, nên giá bán rất cao.

Được biết, dúi giống có giá từ 1-2,2 triệu đồng/cặp (từ 3-6 tháng), dúi thương phẩm xuất chuồng sau khoảng 8 tháng có giá 500.000 đồng/kg. Những ai có nhu cầu mua dúi phải chủ động tìm đến trại dúi của anh Sơn để kiểm chứng và đặt hàng từ trước.


 

Thức ăn của dúi rất đơn giản, dễ tìm trong tự nhiên như: tre, mía, bắp, cỏ voi…
Thức ăn của dúi rất đơn giản, dễ tìm trong tự nhiên như: tre, mía, bắp, cỏ voi…


Anh Nguyễn Thanh Sơn chia sẻ: "Để mô hình nuôi dúi thành công thì khâu nhân giống là quan trọng nhất. Phải nắm bắt thật kĩ đặc tính sinh trưởng, sinh sản của dúi, chọn được con đực và con cái có hình dáng đẹp, không bị thẹo, cân nặng vừa phải và tinh nhanh...".

Thep anh Sơn, con dúi cái từ khi động dục đến lúc sinh sản khoảng 45 ngày phải được nuôi riêng và áp dụng chế độ dinh dưỡng cao, trung bình dúi sinh được 2-3 con non, mỗi năm từ 2-3 lứa. Tôi chọn giống dúi mốc lớn để nhân đàn vì nó phát triển tốt, dễ nuôi hơn các loại khác và đem lại kinh tế cao.

Mô hình khởi nghiệp nuôi dúi của anh Sơn được nhiều người tìm đến thăm quan, học hỏi kinh nghiệm. Hơn thế, anh còn truyền đạt cả niềm đam mê và nhiệt huyết của mình để giúp mọi người có động lực vượt qua khó khăn, cùng nhau vươn lên làm giàu.


https://danviet.vn/quang-nam-nuoi-loai-chuot-khong-lo-an-thi-chang-ton-may-thit-nung-nuc-gia-500000-dong-kg-20200915135942405.htm

Theo Tuyết Nhung - Trương Hồng (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.