Quan tâm phát triển thương hiệu cao đinh lăng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2019, sản phẩm cao đinh lăng của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Thảo Nguyên (xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, Gia Lai) đã được Hội đồng đánh giá, phận hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh chấm đạt hạng 3 sao. Đây là cơ sở để HTX tiếp tục nâng cao chất lượng, phát triển thương hiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. 

 

Những năm gần đây, cây đinh lăng được người dân xã Ia Phìn trồng nhiều trong vườn và xen canh với cây cà phê. Khi thu hoạch, bà con chỉ mới dừng lại ở việc bán nguyên liệu thô như: lá đinh lăng phơi khô hoặc thân, rễ đinh lăng ngâm rượu… Ông Trịnh Quang Hải-Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Nông nghiệp Thảo Nguyên-cho biết: “Trước nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về các sản phẩm chiết xuất từ cây đinh lăng, đầu năm 2018, sau khi tìm hiểu kỹ, HTX Nông nghiệp Thảo Nguyên quyết định đầu tư chế biến thân, lá, rễ cây đinh lăng thành các sản phẩm tiện ích phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Cụ thể, HTX thu mua nguyên liệu của thành viên và các hộ tại địa phương để chế biến thành cao đinh lăng”.

 Ông Trần Hữu Ngơn (xã Ia Phìn, huyện Chư Prông) nấu cao đinh lăng bằng phương pháp chưng cất thủ công. Ảnh: T.D
Ông Trần Hữu Ngơn (xã Ia Phìn, huyện Chư Prông) nấu cao đinh lăng bằng phương pháp chưng cất thủ công. Ảnh: T.D



Theo ông Hải, cây đinh lăng ít bị sâu bệnh hại, lại không phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên hiệu quả cao hơn so với cây trồng khác. Nhưng để sản xuất bền vững và hiệu quả, các hộ trồng đinh lăng phải luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Toàn bộ diện tích đinh lăng dùng để chế biến thành cao đều được áp dụng quy trình trồng và chăm sóc theo hướng sạch, chỉ sử dụng các sản phẩm sinh học và phân chuồng ủ hoai mục để bón cho cây.

Ông Trần Hữu Ngơn (thôn Hoàng Yên, xã Ia Phìn)-thành viên HTX Nông nghiệp Thảo Nguyên là người trực tiếp trồng và chế biến ra sản phẩm cao đinh lăng từ 3 năm nay. Ông Ngơn cho hay: “Không chỉ sử dụng làm rau sống, trà uống mà đinh lăng còn là vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa nhiều chứng bệnh. Tất cả các bộ phận của cây từ lá, thân, vỏ cây, rễ đều sử dụng được. Loài cây dược liệu này phù hợp với đất đỏ bazan nên tôi dành 5 sào đất để trồng. Năm 2018, tôi bắt đầu học hỏi từ nhiều nơi để chế biến sản phẩm cao đinh lăng. Sản phẩm này có thể bảo quản được lâu, hiệu quả tốt hơn và dễ sử dụng hơn”.

Việc chế biến đinh lăng thành cao tạo ra những ưu điểm vượt trội, giúp loại bỏ tạp chất và mùi khó chịu của cây tươi. Ông Ngơn sử dụng phương pháp truyền thống để nấu cao đinh lăng. Cụ thể, lá, thân, rễ đinh lăng được cho vào nồi đun cùng với nước thành dạng cao lỏng, sau đó cô lại để làm cao mềm hoặc cao đặc. Tùy vào yêu cầu và mục đích sử dụng mà người nấu có thể điều chỉnh tỷ lệ nước và nguyên liệu cho phù hợp. Cứ 5 ngày, ông Ngơn nấu được một mẻ cao đinh lăng khoảng 5 kg, đóng thành 50 hộp (100 gram/hộp). Tất cả sản phẩm này, HTX Thảo Nguyên đều dán nhãn QR-code truy xuất được nguồn gốc sản phẩm nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Năm 2019, cao đinh lăng được tỉnh công nhận là một trong những sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao. Ảnh: Trần Dung
Năm 2019, cao đinh lăng được tỉnh công nhận là một trong những sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao. Ảnh: Trần Dung



“Hiện nay, cứ 1 kg cao đinh lăng, chúng tôi bán ra được 1,5 triệu đồng. Thị trường tiêu thụ cao đinh lăng của HTX Nông nghiệp Thảo Nguyên chủ yếu tại Chư Prông và các huyện lân cận. Để tìm đầu ra cho sản phẩm, chúng tôi đã tham gia các hội chợ, chương trình kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại… Sản phẩm cao đinh lăng cũng đã được tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP hạng 3 sao. Chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng quảng bá, thiết kế bao bì, nhãn mác, mẫu mã thích hợp đẹp, sang trọng, tiện ích để giới thiệu sản phẩm cao đinh lăng, từng bước nâng tầm sản phẩm”-Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Nông nghiệp Thảo Nguyên thông tin.

Với những thành công bước đầu trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm cao đinh lăng, thời gian tới, HTX Nông nghiệp Thảo Nguyên sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm từ cây đinh lăng. Đặc biệt, với định hướng xây dựng và phát triển các đặc sản của địa phương theo hướng sản phẩm OCOP, huyện Chư Prông đang tập trung củng cố, nâng cấp sản phẩm cao đinh lăng, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá… Theo ông Nguyễn Văn Luyến-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Prông: “Sau khi được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh giai đoạn 2019-2020 công nhận đạt hạng 3 sao, sản phẩm cao đinh lăng của HTX Thảo Nguyên đã được nâng tầm, mở ra cơ hội tiếp cận với thị trường rộng lớn. Đây cũng là bước tạo đà để sản phẩm thế mạnh của địa phương được hoàn thiện theo quy chuẩn, tạo vị thế vững chắc trên thị trường”.

TRẦN DUNG

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.