Cột mốc chủ quyền đặc biệt: Những cột mốc cửa khẩu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hà Giang hiện có 4 cửa khẩu giáp với nước bạn Trung Quốc và tại các cửa khẩu này, đều đã được cắm các mốc giới rất đặc biệt.
 

Cửa khẩu quốc tế

Cuối tháng 6.1993, cặp cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy (Việt Nam) - Thiên Bảo (Trung Quốc) chính thức được chính quyền địa phương 2 nước tổ chức lễ khai thông. Tháng 4.2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định nâng cấp Thanh Thủy lên cửa khẩu quốc tế. “Cặp cửa khẩu Thanh Thủy - Thiên Bảo là cặp cửa khẩu đầu tiên được nâng cấp lên thành cửa khẩu quốc tế, kể từ khi 2 nước hoàn thành toàn bộ công tác phân giới, cắm mốc trên biên giới đất liền vào năm 2008”, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Minh Khôi cho biết.

Tại cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy - Thiên Bảo đặt mốc giới số 261 là mốc đôi cùng số, cụ thể: Cột mốc số 261 (1) là mốc loại lớn, làm bằng đá hoa cương, có gắn Quốc huy, đặt trên bờ suối Nà La phía Trung Quốc, phía tây bắc cầu đường bộ từ cửa khẩu Thanh Thủy (Việt Nam) đi Thiên Bảo (Trung Quốc), có độ cao là 124,68 m, tọa độ địa lý 22°56’12,943” vĩ độ Bắc - 104°50’57,808” kinh độ Đông. Cột mốc số 261 (2) là mốc loại lớn, làm bằng đá hoa cương, có gắn Quốc huy, đặt trên bờ suối Nà La phía Việt Nam, phía đông bắc cầu đường bộ từ cửa khẩu Thanh Thủy (Việt Nam) đi Thiên Bảo (Trung Quốc), có độ cao là 123,88 m, tọa độ địa lý 22°56’12,727” vĩ độ Bắc - 104°50’58,426” kinh độ Đông.


 

Mốc 261 (2) tại cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, H.Vị Xuyên
Mốc 261 (2) tại cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, H.Vị Xuyên



Đại tá Hoàng Đình Xuất, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Hà Giang, kể: mốc 261 được đặt sáng 14.6.2002, tại cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy, Hà Giang (Việt Nam) và cửa khẩu Thiên Bảo, Vân Nam (Trung Quốc). Mốc được làm bằng đá hoa cương, chiều cao 1,6 m không kể phần đế và nặng 1.200 kg.

Cửa khẩu quốc gia

Cặp cửa khẩu Xín Mần (Việt Nam) - Đô Long (Trung Quốc) được Chính phủ 2 nước Việt Nam - Trung Quốc đồng ý cho mở chính thức đầu năm 2018. Tại cửa khẩu, có 2 mốc giới 197 và 198. Mốc 197 là mốc đơn, loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt tại phía đông đường cái, có độ cao là 1.619,56 m, tọa độ địa lý 22°47’21,452” vĩ độ Bắc - 104°30’45,652” kinh độ Đông. Mốc 198 là mốc đơn, loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên bãi đất bằng, có độ cao là 1.619,67 m, tọa độ địa lý 22°47’21,445” vĩ độ Bắc - 104°30’46,386” kinh độ Đông.


 

Mốc giới 197 tại cửa khẩu Xín Mần
Mốc giới 197 tại cửa khẩu Xín Mần


Từ mốc số 197 đến 198, chiều dài đoạn biên giới chỉ 0,021 km.

Mốc cửa khẩu phụ Săm Pun - Điền Bồng

Cặp cửa khẩu Săm Pun (Việt Nam) - Điền Bồng (Trung Quốc) là cửa khẩu phụ. Mốc số 456 nằm giữa khu vực cửa khẩu đang được 2 nước xây dựng hạ tầng. Bên Trung Quốc là thôn Sán Trồ (trấn Điền Bồng, H.Phú Ninh, Vân Nam) đã được đầu tư xây dựng các hạng mục phục vụ việc thông thương, xuất nhập cảnh… gần như hoàn tất. Bên phía Việt Nam là xóm Mỏ Phàng (xã Thượng Phùng, H.Mèo Vạc, Hà Giang) vẫn sơ sài, đường đi từ TT.Mèo Vạc lên đang xây dựng, cải tạo ngổn ngang.



 

Mốc 456 ở cửa khẩu Săm Pun - Điền Bồng. Ảnh: M.T.H - N.Đ.L
Mốc 456 ở cửa khẩu Săm Pun - Điền Bồng. Ảnh: M.T.H - N.Đ.L


Mốc 456 hiện do Đồn biên phòng Xín Cái (Hà Giang) quản lý, bảo vệ.
 

Mốc cửa khẩu phụ phó bảng

Cửa khẩu Phó Bảng (TT.Phố Bảng, H.Đồng Văn, Hà Giang) là cửa khẩu phụ, thông sang cửa khẩu Đổng Cán (thôn Mã Băng, trấn Đổng Cán, H.Ma Ly Pho, Vân Nam, Trung Quốc). Tại đây có mốc giới số 393.

 

Cán bộ Đồn biên phòng Phó Bảng (Bộ đội biên phòng Hà Giang) tuyên truyền về biên giới tại mốc 393, cửa khẩu Phó Bảng - Đổng Cán, hình chụp 2019
Cán bộ Đồn biên phòng Phó Bảng (Bộ đội biên phòng Hà Giang) tuyên truyền về biên giới tại mốc 393, cửa khẩu Phó Bảng - Đổng Cán, hình chụp 2019


Mốc 393 là mốc đơn, loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên sống núi, phía bắc đường cái từ Phó Bảng (Việt Nam) đi Dong Gan (Trung Quốc), có độ cao là 1.521,95 m, tọa độ địa lý 23°16’34,857” vĩ độ Bắc - 105°11’53,611” kinh độ Đông. Mốc 393 hiện do Đồn biên phòng Phó Bảng quản lý, bảo vệ.

Năm 2022, Bộ đội biên phòng Hà Giang tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... được 147 buổi/3.594 lượt người nghe; duy trì và nâng cao chất lượng của 34 cán bộ biên phòng tăng cường 34 xã, thị trấn biên giới, 167 đảng viên tham dự sinh hoạt chi bộ thôn biên giới; 364 đảng viên phụ trách giúp đỡ các hộ gia đình ở khu vực biên giới; duy trì đỡ đầu 81 cháu của Chương trình “Nâng bước em tới trường”, 27 cháu của mô hình “Con nuôi đồn biên phòng”; tham gia khởi công 106 nhà (đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng 17 nhà); giúp 24 hộ dân cải tạo vườn tạp với 1.070 ngày công.

Đại tá Đào Hồng Hà, Chính ủy Bộ đội biên phòng Hà Giang
 

Theo Mai Thanh Hải-Nguyễn Độc Lập (TNO)

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.