Tàu thuyền Trung Quốc 'ăn vạ' ở Trường Sa: Bu bám Huy Gơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong các chuyến công tác cuối năm 2021 và đầu năm 2022 này, khi đến khu vực Huy Gơ, chúng tôi đều thấy tàu cá dân binh Trung Quốc neo đậu rất nhiều ở bãi cạn Ken Nan.
Trong các đảo do bộ đội Lữ đoàn 146, Vùng 4 hải quân đóng giữ tại Trường Sa (Khánh Hòa), đảo Sinh Tồn Đông hiện được coi là khu vực căng thẳng nhất, do chỉ cách căn cứ Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên bãi đá Huy Gơ khoảng 4 hải lý (hơn 7,4 km) và bãi ngầm Ba Đầu - nơi tập trung nhiều tàu dân binh, khoảng 7,5 hải lý (gần 14 km).
 
Đủ các loại tàu mới, cũ. Ảnh: Thanh Niên
Đủ các loại tàu mới, cũ. Ảnh: Thanh Niên
Huy Gơ nằm trong cụm đảo Sinh Tồn (H.Trường Sa, Khánh Hòa), hay còn gọi là đá Tư Nghĩa (tiếng Anh là Hughes Reef, phía Trung Quốc tự đặt tên là Dongmen Jiao - Đông Môn tiêu) là bãi đá san hô, chỉ nổi lên khi thủy triều xuống.
Ngày 28.2.1988, phía Trung Quốc bất ngờ cho lực lượng đổ bộ chiếm đóng bãi Huy Gơ và dựng lên đó nhà tạm để chốt giữ, phòng thủ.
Đầu những năm 1990, Trung Quốc xây dựng nhà tạm thành nhà kiên cố 2 tầng với cầu cảng, lô cốt và hệ thống thông tin liên lạc, ụ pháo...
Cuối năm 2013, đầu năm 2014, phía Trung Quốc huy động số lượng lớn các xe máy, tàu thuyền của cả quân sự và dân sự để bồi đắp, mở rộng, xây dựng các công trình quân sự trái phép trên bãi đá Huy Gơ.
Sau 5 năm triển khai, căn cứ quân sự do Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi Huy Gơ đã hoàn tất các cơ sở hạ tầng, công trình trên diện tích cải tạo khoảng 9,5 ha bao gồm nhà kiên cố 8 tầng cao khoảng 26 - 27 m. Trên nóc bố trí radar hàng hải, các thiết bị thông tin liên lạc. Ở các tầng của tòa nhà lắp radar điều khiển hỏa lực, kính ngắm quang học. Tại tầng 5 lắp 4 bệ pháo 30 mm (7 nòng). Tầng 1 lắp 4 bệ pháo 76 mm...
 
Hai người Trung Quốc trên tàu cá dân binh đi câu cá quanh khu neo đậu gần bãi Huy Gơ
Hai người Trung Quốc trên tàu cá dân binh đi câu cá quanh khu neo đậu gần bãi Huy Gơ
Ngoài ra, phía Trung Quốc còn lắp đặt trên bãi các vị trí hỏa lực của pháo 76 mm, pháo 30 mm; tháp viễn thông thu phát sóng 4G cao khoảng 50 m; bãi đáp trực thăng; đài chỉ huy bay; cầu cảng hướng đông - tây dài khoảng 80 - 100 m và hệ thống báo hiệu luồng lạch hàng hải.
Trong quá trình bồi đắp, xây dựng trái phép, phía Trung Quốc đã đưa tàu hút trộn bùn hỗn hợp tự hành Thiên Kình (do Công ty TNHH Tập đoàn Thâm Quyến chế tạo) - còn được gọi là “quái thú lấp biển”, ra nạo vét lòng hồ trong bãi Huy Gơ, tạo thành nơi neo đậu trú ẩn rộng vài chục km2, có thể chứa được cả nghìn tàu thuyền trọng tải lớn.
 
Khay trồng rau xanh trên nóc tàu cá dân binh
Khay trồng rau xanh trên nóc tàu cá dân binh
Từ đầu năm 2020, khi phía Trung Quốc tăng cường tàu cá xuống Trường Sa, bãi Huy Gơ trở thành hậu cứ cho các tàu dân binh “ăn dầm ở dề” ngoài bãi ngầm Ba Đầu (chỉ cách khoảng 12 hải lý/hơn 22 km), trong việc cung cấp nước ngọt, lương thực thực phẩm, sửa chữa…
Cuối tháng 3.2021, khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối, các quốc gia khác đồng thuận và lực lượng chức năng Việt Nam cương quyết triển khai các biện pháp bảo vệ chủ quyền, phía Trung Quốc cho rút đại đa số tàu cá dân binh ở bãi Ba Đầu về Huy Gơ.
 
Neo đậu ở vùng biển phía ngoài căn cứ quân sự trên bãi
Neo đậu ở vùng biển phía ngoài căn cứ quân sự trên bãi
Trong các chuyến công tác cuối năm 2021 và đầu năm 2022 này, khi đến khu vực Huy Gơ, chúng tôi đều thấy tàu cá dân binh Trung Quốc neo đậu rất nhiều ở bãi cạn Ken Nan. Đây là bãi nằm phía tây bãi Huy Gơ, chỉ cách hơn 2 hải lý (gần 4 km) và tàu cá Trung Quốc xúm xít quanh doi cát hình cánh cung, nổi khi thủy triều xuống ở phía tây nam bãi Ken Nan.
“Không chỉ thực hiện chiến thuật ăn dầm ở dề ở Ba Đầu, phía Trung Quốc còn cho các tàu cá neo đậu lâu dài tại Ken Nan, với mục đích… lâu ngày thành sự đã rồi”, một cán bộ Kiểm ngư Việt Nam khẳng định vậy và cho biết: “Mỗi khi thấy tàu nước khác vào gần bãi Ken Nan, phía Trung Quốc đều hạ ca nô cao tốc từ đá Huy Gơ, chạy sang đẩy đuổi”.
 
Chính diện căn cứ quân sự trên bãi Huy Gơ
Chính diện căn cứ quân sự trên bãi Huy Gơ
 
Quân nhân Trung Quốc sửa chữa đài chỉ huy bay trên bãi Huy Gơ
Quân nhân Trung Quốc sửa chữa đài chỉ huy bay trên bãi Huy Gơ
 
Đội hình tàu cá dân binh, khi nước thủy triều xuống
Đội hình tàu cá dân binh, khi nước thủy triều xuống
 
Hoạt động đánh bắt duy nhất là… câu cá trên thuyền nhỏ
Hoạt động đánh bắt duy nhất là… câu cá trên thuyền nhỏ
 
Các tàu cá dân binh Trung Quốc neo đậu cạnh bãi Huy Gơ
Các tàu cá dân binh Trung Quốc neo đậu cạnh bãi Huy Gơ
(còn tiếp)
Theo Mai Thanh Hải - Trần Trường Sa - Hằng Linh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.