Gian nan hành trình "gieo chữ" vùng sâu-Kỳ 2: Nhọc nhằn đi tìm con chữ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không những đối mặt với những khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, để học được con chữ, cô và trò tại những điểm trường vùng sâu, vùng xa của huyện Lắk còn gặp nhiều nhọc nhằn, trở ngại...
 
Cô H’Xuân Mlô, giáo viên Trường Tiểu học Ngô Gia Tự tranh thủ giảng bài cho học sinh trước khi giao bài.
Cô H’Xuân Mlô, giáo viên Trường Tiểu học Ngô Gia Tự tranh thủ giảng bài cho học sinh trước khi giao bài.
Chuyện học ở làng Mông không sóng wifi
Năm học 2021 - 2022, Trường Tiểu học Ngô Gia Tự (xã Ea R’bin, huyện Lắk) có 344 học sinh, trong đó học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm hơn 96%. Xác định rõ khó khăn và thách thức của việc giáo dục học sinh tại xã vùng sâu trong bối cảnh đại dịch là không hề dễ dàng, ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch, bố trí giáo viên đến tận nhà giao bài, dạy học qua phiếu bài tập cho các em.
Những ngày trung tuần tháng 9, chúng tôi ghé thăm làng Mông, cách trung tâm xã Ea R’bin khoảng 7 km về hướng tây, nơi được mệnh danh là "xứ sở tù mù", bởi không điện sinh hoạt, không sóng wifi, nơi mà thuật ngữ “công nghệ 4.0” là thứ lạ lẫm với người dân địa phương. Tại đây, việc học online trong mùa dịch bệnh là một thứ xa vời. Do vậy, nhiệm vụ của giáo viên địa phương là phải đến tận nhà trực tiếp hỗ trợ giảng dạy, giao bài tập cho các em trong những ngày giãn cách.
Chúng tôi theo chân thầy Y Thức Teh tìm đến nhà em Ma Thị Ngọc (học sinh lớp 4, Trường Tiểu học Ngô Gia Tự) để hướng dẫn và giao bài tập về nhà. Trong căn nhà trống hoác, nhiều tấm ván gỗ đã mục nát, mấy chị em Ngọc lấm lem bùn đất trong bộ quần áo xộc xệch chờ bố mẹ đi rẫy về. Gia đình Ngọc có 6 anh chị em, Ngọc là con thứ tư trong nhà, do không có điều kiện nên anh chị đều phải nghỉ học từ sớm để phụ giúp bố mẹ. Tại nhà em Ngọc, thầy Y Thức mở sách giáo khoa môn Tiếng Việt và Toán giảng tỉ mỉ cho Ngọc bài học trong chương trình. Sau tầm 30 phút, khi Ngọc nắm vững các kiến thức, thầy mới yên tâm giao bài tập, rồi lại tiếp tục cuốc bộ đến nhà học sinh khác.
 
Em Ma Thị Ngọc (làng Mông, xã Ea R'bin, học sinh lớp 4, Trường Tiểu học Ngô Gia Tự) tranh thủ lúc trời còn sáng, thầy chưa đến giao bài vừa trông em vừa học bài.
Em Ma Thị Ngọc (làng Mông, xã Ea R'bin, học sinh lớp 4, Trường Tiểu học Ngô Gia Tự) tranh thủ lúc trời còn sáng, thầy chưa đến giao bài vừa trông em vừa học bài.

"Hằng năm địa phương kêu gọi quyên góp sách vở, quần áo, xe đạp, tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó. Cùng với đó, chính quyền còn phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường các cấp tuyên truyền, vận động học sinh tới trường; kêu gọi hỗ trợ kinh phí làm đường bê tông tại các trục đường chính để con đường tới trường của các cháu đỡ vất vả hơn".

Ông Đặng Xuân Kiên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ea R’bin

Xác định việc tìm nhà giao bài cho các em ở vùng sâu đặc biệt khó khăn nên những ngày đầu, cô H’Xuân Mlô, giáo viên chủ nhiệm lớp 3B, Trường Tiểu học Ngô Gia Tự đã sắp xếp việc gia đình, quyết định ở lại nhà công vụ để thuận tiện cho việc chuẩn bị giáo án, in phiếu bài tập phát cho học sinh. Cứ 2 ngày một lần, cô lại lặn lội đến nhà học trò để giao bài.
Cô H’Xuân bày tỏ, việc hỗ trợ giảng bài, giao bài tập cho học sinh ở địa bàn xã Ea R’bin vô cùng khó khăn. Cái khó nhất là việc tìm gặp các em để giao bài, bởi có nhà thì ở mãi trên đồi cao, có nhà ngay giữa cánh đồng, đây lại là thời điểm mùa mưa nên hầu như giáo viên phải cuốc bộ mới đến được nhà học sinh. Thêm một khó khăn nữa là hầu như gia đình các em không có điện thoại nên việc liên lạc trước để căn dặn học sinh ở nhà cũng không hề dễ dàng, chưa kể không ít em theo cha mẹ lên rẫy, ra ruộng nên nhiều trường hợp khi giáo viên đến nhà không gặp học sinh, buộc phải đến giao bài vào ban đêm.
Kiên trì theo đuổi ước mơ được đến trường
Xã Ea R’bin (huyện Lắk) có 3.800 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 84%, đời sống còn nhiều khó khăn, kéo theo đó là việc học của nhiều em gặp không ít trở ngại.
Theo các giáo viên Trường THCS Trần Quốc Toản, cứ vào dịp đầu năm học mới hoặc sau khi nghỉ Tết Nguyên đán, một số học sinh do nhà nghèo nên ở nhà phụ giúp bố mẹ làm nương rẫy, hoặc bỏ học giữa chừng để vào các tỉnh phía Nam làm công nhân, cũng có trường hợp vì tập tục nên lập gia đình sớm...
Mặc dù vậy, vẫn có một số học sinh nghèo vượt khó, kiên trì theo đuổi con chữ. Chẳng hạn như em Vừ Thị Sanh sống tại làng Mông, năm nay lên lớp 10, bố mất sớm, một mình mẹ em phải nuôi 5 người con ăn học.
Để duy trì việc học tập của mình, hằng ngày, buổi sáng Sanh đi học, chiều lại đi làm thuê phụ mẹ nuôi các em. Năm học này, em bước vào THPT phải ra trung tâm huyện để học nên mẹ tính cho Sanh nghỉ học để nhường phần học lại cho các em. Thế nhưng Sanh đã thuyết phục mẹ cho em tiếp tục theo học và trong dịp hè Sanh chạy khắp nơi làm thuê, làm mướn, tích cóp thêm tiền theo đuổi ước mơ được tiếp tục đến trường.
 
Em Vừ A Phong cùng bạn cắp sách đi bộ trên con đường lầy lội tại làng Mông (xã Nam Ka, huyện Lắk) để đến trường học.
Em Vừ A Phong cùng bạn cắp sách đi bộ trên con đường lầy lội tại làng Mông (xã Nam Ka, huyện Lắk) để đến trường học.
Chị Lý Thị Pà, mẹ Sanh tâm sự, con vừa học khá, lại ngoan ngoãn, vì nghèo nên chị nhiều lần không muốn cho đi học. Thấy con thút thít suốt mấy ngày ròng, người làm mẹ như chị rất xót xa. Nhưng thấy con kiên quyết theo đuổi việc học, chị cũng mủi lòng, may mắn lại được thầy cô ở Trường THCS Trần Quốc Toản, nơi con vừa tốt nghiệp đến động viên, hỗ trợ được hơn 1 triệu đồng nên chị tiếp tục cho Sanh đến trường.
Còn em Vừ A Phong (học sinh lớp 7B, Trường THCS Trần Quốc Toản) nhà ở tận làng Mông, cách điểm trường hơn 7 km. Đường từ nhà em tới trường phải men theo bờ ruộng lầy lội, nhưng mặc nắng to hay mưa lớn, Phong vẫn miệt mài trên con đường đến lớp của mình, chưa bỏ một tiết học nào. Phong bộc bạch, mỗi ngày đến trường em học được nhiều điều mới mẻ, được thầy cô chỉ dạy tận tình nên thích lắm. Sau này, em sẽ cố gắng học thật tốt để trở thành một người thầy giáo giỏi như những thầy cô nơi đây.
(Còn nữa)
Kỳ cuối: Những bước chân không mỏi
Khánh Huyền (baodaklak.vn)

Có thể bạn quan tâm

Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.