Kho thóc tình thương của phụ nữ Lơ Pang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mô hình “Kho thóc tình thương” của Hội Liên hiệp phụ nữ xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã giúp nhiều gia đình hội viên, phụ nữ vượt qua khó khăn trong lúc giáp hạt.
Mô hình “Kho thóc tình thương” được Hội Liên hiệp phụ nữ xã Lơ Pang được triển khai thực hiện từ năm 2016. Đến nay, đã hình thành 3 kho thóc tại 4 làng, thu hút hơn 400 hội viên tham gia. 
Hàng năm, sau khi kết thúc mùa vụ, hội viên phụ nữ tham gia ủng hộ thóc theo tinh thần tự nguyện, nhưng đảm bảo mỗi lần đóng góp từ 5-10 kg lúa/người. Trung bình mỗi năm, kho thóc tại các làng thu được hơn 4 tấn thóc, giúp hơn 50 hội viên vay và  hỗ trợ cho 20 hội viên khó khăn, mỗi hộ khoảng 30-50 kg thóc. 
Bà Lê Thị Toàn-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Lơ Pang-chia sẻ: “Thời gian qua, hội viên phụ nữ tại các chi hội trên địa bàn xã rất hào hứng tham gia mô hình. Đây là mô hình rất thiết thực, không chỉ giúp ích cho nhiều gia đình trong mùa giáp hạt, mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của chị em trong cuộc sống”.  
Cũng theo bà Toàn, thông qua mô hình, hội viên sinh hoạt chi hội đầy đủ hơn, nắm rõ các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Vì thế, trong xã đã xuất hiện nhiều gương phụ nữ điển hình trong phát triển kinh tế, có thu nhập từ 50-80 triệu đồng/năm.

3.“Kho thóc tình thương” của làng Chóp (xã Lơ Pang) được chị em phụ nữ duy trì từ năm 2016 đến nay giúp nhiều hội viên phụ nữ vượt qua khó khăn.
“Kho thóc tình thương” của làng Chóp (xã Lơ Pang) được chị em phụ nữ duy trì từ năm 2016 đến nay giúp nhiều hội viên vượt qua khó khăn.
2.Sau khi thu hoạch, thóc được phơi khô rồi mới đem đi đến kho thóc của làng.
Sau khi thu hoạch, thóc được chị em phụ nữ phơi khô rồi mới đem đi ủng hộ tại kho thóc tình thương.

4.Chị Thót-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Chóp-cho hay: Đến nay, có 150 hội viên tham gia “Kho thóc tình thương”. Vừa qua, kho thóc đã xuất hỗ trợ 3,5 tạ gạo cho 10 hội viên nghèo trong làng.
Chị Thót-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Chóp-cho hay: Đến nay, có 150 hội viên tham gia “Kho thóc tình thương”. Vừa qua, kho thóc đã xuất hỗ trợ cho 10 hội viên nghèo trong làng.
5.Hàng tuần, hội viên phụ nữ làng Róh (xã Lơ Pang) thay phiên nhau dọn dẹp vệ sinh khu vực kho thóc.
Hàng tuần, hội viên phụ nữ làng Róh (xã Lơ Pang) thay phiên nhau dọn dẹp vệ sinh khu vực kho thóc.
6.Theo chị Neng-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Róh, nhằm giúp gia đình hội viên vượt qua khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Chi hội đã rà soát và hỗ trợ 8 chị với mức 30 kg thóc/hội viên.
Theo chị Neng-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Róh, nhằm giúp gia đình hội viên vượt qua khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Chi hội đã rà soát và hỗ trợ 8 chị với mức 30 kg thóc/hội viên.
7.Chị Hngenh (làng Róh) chia sẻ: “Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo. Nhờ sự quan tâm của Chi hội phụ nữ, tôi được hỗ trợ 30 kg thóc, giúp gia đình vượt qua khó khăn trong mùa dịch này”.
Chị Hngenh (làng Róh) chia sẻ: “Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo. Nhờ sự quan tâm của Chi hội phụ nữ, tôi được hỗ trợ 30 kg thóc, giúp gia đình vượt qua khó khăn trong mùa dịch này”.
ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.