Hiệu quả từ mô hình trồng măng tây ở Đak Pơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm 2020, từ nguồn vốn hỗ trợ của Dự án IDE, huyện Đak Pơ đã triển khai mô hình trồng cây măng tây. Đến nay, mô hình bước đầu đã đem lại hiệu quả, tạo nguồn thu ổn định cho bà con nông dân.
Bà Trương Thị Thiên Lý-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Pơ-cho biết, mô hình trồng cây măng tây kết hợp tưới nước tiết kiệm được triển khai từ tháng 10-2020. Có 20 hộ dân ở thị trấn Đak Pơ và xã Tân An tham gia trên diện tích 1 ha. 
Các hộ dân được Dự án IDE hỗ trợ giống, hệ thống tưới nước nhỏ giọt, kỹ thuật canh tác; riêng 10 hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ thêm phân bón hữu cơ. Tổng kinh phí thực hiện là hơn 388 triệu đồng (trong đó tổ chức IDE tài trợ 244 triệu đồng còn lại do hộ dân tham gia đóng góp). 
Theo anh Nguyễn Ngọc Phú-kỹ thuật viên Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, nông dân được cung cấp giống chất lượng, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật sẽ hạn chế được sâu bệnh, giảm được thuốc bảo vệ thực vật; từ đó tăng năng suất cây trồng.
Anh Trần Văn Hải (tổ 2, thị trấn Đak Pơ) cho hay, Dự án hỗ trợ mỗi hộ gia đình 660 cây giống măng tây và hệ thống tưới tiết kiệm với giá trị khoảng 2,5 triệu đồng. Măng tây dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh và thích ứng với điều kiện đất đai ở huyện. Mầm măng phát triển tốt và được người tiêu dùng ưa thích; giá bán từ 40-50 ngàn đồng/kg, cao hơn nhiều loại rau khác, mang lại nguồn thu ổn định cho các hộ dân.
1.Dự án IDE được triển khai tại thị trấn Đak Pơ và xã Tân An (huyện Đak Pơ) từ tháng 10-2020 với 20 hộ tham gia, trong đó có 10 hộ nghèo.
Dự án IDE được triển khai tại thị trấn Đak Pơ và xã Tân An (huyện Đak Pơ) từ tháng 10-2020 với 20 hộ tham gia, trong đó có 10 hộ nghèo.
 
7.Dự án hỗ trợ mỗi hộ gia đình 660 cây giống măng tây và hệ thống tưới tiết kiệm với giá trị khoảng 2,5 triệu đồng.
Dự án hỗ trợ mỗi hộ gia đình 660 cây giống măng tây và hệ thống tưới tiết kiệm với giá trị khoảng 2,5 triệu đồng.
4.Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp hướng dẫn hộ dân tham gia dự án chăm sóc cây măng tây.
Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp hướng dẫn người dân tham gia Dự án cách chăm sóc cây măng tây.
3.Ông Trần Văn Hay (thôn Tân Phong, xã Tân An) chia sẻ: Cuối năm 2020, ông tham gia mô hình, trồng thử nghiệm ½ sào măng tây, đến nay đã cho thu hoạch. Dù giá thu mua thấp hơn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng cây măng tây vẫn cho thu nhập cao hơn các loại rau khác.
Ông Trần Văn Hay (thôn Tân Phong, xã Tân An) chia sẻ: Cuối năm 2020, ông tham gia mô hình, trồng thử nghiệm ½ sào măng tây, đến nay đã cho thu hoạch. Dù giá thu mua thấp hơn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng cây măng tây vẫn cho thu nhập cao hơn các loại rau khác.
 
5.Anh Trần Thanh Hiền (tổ 3, thị trấn Đak Pơ) cho biết: “Tham gia mô hình, chúng tôi được dự án IDE hỗ trợ giống, hệ thống tưới bằng péc nhỏ giọt nên rất phấn khởi. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, gia đình còn tận dụng nguồn chuồng để bón thêm cho cây”.
Anh Trần Thanh Hiền (tổ 3, thị trấn Đak Pơ) cho biết: “Tham gia mô hình, chúng tôi được dự án IDE hỗ trợ giống, hệ thống tưới nhỏ giọt nên rất phấn khởi. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, gia đình còn tận dụng nguồn chuồng để bón thêm”.
 
6. Theo ông Nguyễn Văn Minh (thôn Tân Phong, xã Tân An), gia đình ông trồng măng tây được 5 tháng, đến nay đã cho thu hoạch. Mỗi ngày thu từ 4-5 kg, giá bán dao động từ 40-45 ngàn đồng/kg, mang lại nguồn thu cao gấp 2-3 lần các loại rau khác.
Ông Nguyễn Văn Minh (thôn Tân Phong, xã Tân An) cho hay: Gia đình ông trồng măng tây được 5 tháng, đến nay đã cho thu hoạch. Mỗi ngày thu từ 4-5 kg, giá bán dao động từ 40-45 ngàn đồng/kg, mang lại nguồn thu cao gấp 2-3 lần các loại rau khác.
ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

Ngọn đồi A1 giờ đã ngủ yên dưới tán lá xanh ngát của những cây nhãn, vải, tếch, phượng đỏ, tùng, thông, đa, tre… và điểm xuyết thêm màu trắng tinh khôi của hoa ban. Du khách đến đây, ai cũng dừng lại hồi lâu trước dòng chữ “A1: bùn - máu và hoa” được đặt trang trọng trên đỉnh đồi.