Cao nguyên đá Đồng Văn: Danh thắng hoang sơ và hùng vĩ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cao nguyên thường lạnh và buồn. Lên Đồng Văn càng cảm nhận rõ điều đó cùng sự cô liêu của miền biên viễn khi độc hành qua hàng trăm cây số miên man đá.

 Có núi đá chiếm tới 70% diện tích tự nhiên, 30% còn lại là đất... lẫn đá, cao nguyên Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) có lẽ đặc biệt nhất trong các di sản được UNESCO công nhận ở nước ta.
Có núi đá chiếm tới 70% diện tích tự nhiên, 30% còn lại là đất... lẫn đá, cao nguyên Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) có lẽ đặc biệt nhất trong các di sản được UNESCO công nhận ở nước ta.
Trải dài trên bốn huyện biên giới phía bắc: Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn, với diện tích hơn 2.350km2, vùng cao này đã được gọi là “cao nguyên đá” từ khi nó chưa được mang danh di sản, cùng với những ví von mỹ miều: vũ điệu của những khối đá, rừng hoa đá, biển đá...
Trải dài trên bốn huyện biên giới phía bắc: Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn, với diện tích hơn 2.350km2, vùng cao này đã được gọi là “cao nguyên đá” từ khi nó chưa được mang danh di sản, cùng với những ví von mỹ miều: vũ điệu của những khối đá, rừng hoa đá, biển đá...
 Từ cột cây số 0 ở thành phố Hà Giang, lên tới thị trấn Tam Sơn (trung tâm huyện Quản Bạ - “vùng thấp” của cao nguyên đá) là 40km; song mới đi quá nửa quãng đường, tới ranh giới Quản Bạ là đã chạm vào cao nguyên đá, là bắt đầu hành trình đèo dốc, là cảm giác rợn ngợp trước sự hùng vĩ của thiên nhiên, tạo hóa.
Từ cột cây số 0 ở thành phố Hà Giang, lên tới thị trấn Tam Sơn (trung tâm huyện Quản Bạ - “vùng thấp” của cao nguyên đá) là 40km; song mới đi quá nửa quãng đường, tới ranh giới Quản Bạ là đã chạm vào cao nguyên đá, là bắt đầu hành trình đèo dốc, là cảm giác rợn ngợp trước sự hùng vĩ của thiên nhiên, tạo hóa.
Càng đi càng cảm nhận đá là chất liệu, là đường nét, là hình khối, là màu sắc, là âm hưởng chủ đạo của ngút ngàn cao nguyên này.
Càng đi càng cảm nhận đá là chất liệu, là đường nét, là hình khối, là màu sắc, là âm hưởng chủ đạo của ngút ngàn cao nguyên này.
 Cuộc sống của khoảng 250.000 con người thuộc 17 dân tộc nơi đây (mà 70% là người Mông) là cuộc sinh tồn với đá, với địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt.
Cuộc sống của khoảng 250.000 con người thuộc 17 dân tộc nơi đây (mà 70% là người Mông) là cuộc sinh tồn với đá, với địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt.
Nhưng chính nhờ đó, lại hiện diện rõ nét, lấp lánh, tỏa sáng những giá trị văn hóa và kiến trúc bản địa độc đáo
Nhưng chính nhờ đó, lại hiện diện rõ nét, lấp lánh, tỏa sáng những giá trị văn hóa và kiến trúc bản địa độc đáo
Ngày 3/10/2010, cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.
Ngày 3/10/2010, cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.
 Đây là danh hiệu đầu tiên - duy nhất ở Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á.
Đây là danh hiệu đầu tiên - duy nhất ở Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á.
 Cũng từ đây, cao nguyên đá Đồng Văn mang một cái tên dài và mỹ miều hơn: Công viên địa chất toàn cầu 'Cao nguyên đá Đồng Văn'.
Cũng từ đây, cao nguyên đá Đồng Văn mang một cái tên dài và mỹ miều hơn: Công viên địa chất toàn cầu 'Cao nguyên đá Đồng Văn'.
Cao nguyên cũng dễ cho người ta những giấc mơ, như thể ở trên cao thì dễ thăng hoa bay bổng.
Cao nguyên cũng dễ cho người ta những giấc mơ, như thể ở trên cao thì dễ thăng hoa bay bổng.
Hơn một trăm năm trước, các học giả người Pháp đã gọi đỉnh Mã Pì Lèng (Mèo Vạc) có độ cao 2.000m so với mặt nước biển và cao nguyên đá Đồng Văn là “Tượng đài địa chất”. Đèo dài 12km trên cung đường 22km từ Đồng Văn tới Mèo Vạc - con số này nghe qua quá ư khiêm tốn, nhưng ở đây nó xứng đáng là kỷ lục.
Hơn một trăm năm trước, các học giả người Pháp đã gọi đỉnh Mã Pì Lèng (Mèo Vạc) có độ cao 2.000m so với mặt nước biển và cao nguyên đá Đồng Văn là “Tượng đài địa chất”. Đèo dài 12km trên cung đường 22km từ Đồng Văn tới Mèo Vạc - con số này nghe qua quá ư khiêm tốn, nhưng ở đây nó xứng đáng là kỷ lục.
Cung đường mang tên Hạnh Phúc được hoàn thành trong sáu năm (1959 - 1965) với sức người của hàng vạn thanh niên xung phong cùng 2,2 triệu ngày công lao động. Trên bia đá ở đỉnh đèo nay vẫn còn ghi: “Riêng dốc Mã Pì Lèng công nhân đã treo mình 11 tháng để mở đường”.
Cung đường mang tên Hạnh Phúc được hoàn thành trong sáu năm (1959 - 1965) với sức người của hàng vạn thanh niên xung phong cùng 2,2 triệu ngày công lao động. Trên bia đá ở đỉnh đèo nay vẫn còn ghi: “Riêng dốc Mã Pì Lèng công nhân đã treo mình 11 tháng để mở đường”.


CTV Hà Thành/VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.