Làng quê nơi cố Tổng bí thư Đỗ Mười sẽ yên nghỉ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khu đất dự kiến là nơi yên nghỉ của cố Tổng bí thư Đỗ Mười tại quê nhà xã Đông Mỹ (H.Thanh Trì, Hà Nội) có diện tích 1.100 m2, đã được đổ bê tông quây móng khang trang, từ trước khi ông qua đời.

 Khu đất được chọn làm nơi yên nghỉ của cố Tổng bí thư Đỗ Mười đã được lát nền gạch khang trang
Khu đất được chọn làm nơi yên nghỉ của cố Tổng bí thư Đỗ Mười đã được lát nền gạch khang trang



Ông Lê Tuấn Minh, Bí thư Đảng ủy xã Đông Mỹ (huyện Thanh Trì, Hà Nội), cho biết dù biết ai đến tuổi về già cũng phải về với tiên tổ, nhưng tin nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười từ trần khiến người dân ngậm ngùi, tiếc nuối.

Theo ông Minh, thông tin tình hình sức khoẻ của nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười vẫn được lãnh đạo địa phương thường xuyên cập nhật. Khi còn công tác hay lúc đã về lưu, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười vẫn luôn dành tình cảm đặc biệt cho nhân dân và địa phương.

Đều đặn mỗi dịp lễ, tết hay sinh nhật, mừng thọ, xã đều cử đại diện lên thăm hỏi, động viên và thông báo tình hình địa phương cho nguyên Tổng bí thư nghe.

Cũng theo ông Lê Tuấn Minh, cách đây khoảng 5 tháng, lãnh đạo địa phương đã được tiếp nhận tin thông báo về di nguyện của nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười cùng gia đình, dòng họ tại địa phương về việc ông sẽ yên nghỉ tại quê nhà sau khi qua đời.

Ngay lập tức, Đảng uỷ và UBND xã Đông Mỹ đã bắt tay vào công tác chuẩn bị đất. Sau nhiều lần bàn bạc, địa phương đã chọn khu đất đặt mộ phần của nguyên Tổng bí thư nằm ở thôn 1. “Khu đất có diện tích 1.100 m2, đúng với quy định của nhà nước, hiện tại chỉ quây móng, lát gạch cho sạch sẽ, còn sau này dự tính sẽ làm thêm nhà lưu niệm”, ông Minh nói.

Trong hai ngày vừa qua, theo thông báo của UBND xã Đông Mỹ, người dân khắp các xóm ngõ đã chủ động dọn dẹp vệ sinh, giữ đường làng sạch sẽ chờ đón người con ưu tú của quê hương trở về đất mẹ.

Dọc theo đường nhựa dẫn vào khu đất làm mộ, cây xanh hai bên đường cũng được tỉa bớt tán, cắt bớt cành chìa ra đường để chuẩn bị cho tang lễ trong những ngày tới.

Ông Nguyễn Duy Yên (62 tuổi), cháu ruột của cố Tổng bí thư Đỗ Mười, phụ trách trông coi bàn thờ tổ tiên tại quê nhà, cho biết theo đề xuất của gia đình với các cơ quan cấp trên, lễ truy điệu cố Tổng bí thư Đỗ Mười diễn ra trong sáng 6/10 và lễ an táng, hạ huyệt tổ chức vào chiều ngày 7/10; gia đình vẫn đang chờ có thông báo chính thức.

“Mỗi lần nói chuyện với con cháu, bác (nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười - PV) luôn đau đáu hướng về quê hương, nên nguyện vọng của gia đình, dòng họ chúng tôi thống nhất mong muốn được đưa bác về yên nghỉ nơi quê nhà, để cho con cháu, họ hàng thuận tiện hương hỏa, trông nom mộ phần”, ông Yên nói.


 

Khu đất rộng 1.100 m2 được chọn làm nơi an nghỉ của cố Tổng bí thư Đỗ Mười tại thôn 1, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Khu đất rộng 1.100 m2 được chọn làm nơi an nghỉ của cố Tổng bí thư Đỗ Mười tại thôn 1, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Đường vào khu mộ đã được đổ bê tông sạch sẽ
Đường vào khu mộ đã được đổ bê tông sạch sẽ
 Mộ phần cũng được xây cất ở vị trí chính giữa khu đất
Mộ phần cũng được xây cất ở vị trí chính giữa khu đất
Ông Nguyễn Duy Yên (bên phải) cùng anh em họ hàng kiểm tra các công việc cuối cùng ở khu đất sẽ an táng cố Tổng bí thư Đỗ Mười
Ông Nguyễn Duy Yên (bên phải) cùng anh em họ hàng kiểm tra các công việc cuối cùng ở khu đất sẽ an táng cố Tổng bí thư Đỗ Mười
Bên ngoài khu đất, cây xanh đã trồng thành hàng ngay ngắn
Bên ngoài khu đất, cây xanh đã trồng thành hàng ngay ngắn
Khu đất này nằm cạnh dòng kênh là một nhánh chảy ra sông Tô Lịch
Khu đất này nằm cạnh dòng kênh là một nhánh chảy ra sông Tô Lịch
Cây xanh dọc đường vào khu mộ được tỉa bớt cành cho các phương tiện thuận lợi di chuyển trong những ngày tổ chức tang lễ cố Tổng bí thư Đỗ Mười
Cây xanh dọc đường vào khu mộ được tỉa bớt cành cho các phương tiện thuận lợi di chuyển trong những ngày tổ chức tang lễ cố Tổng bí thư Đỗ Mười


Phan Hậu (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.