'Huyền thoại bay' thầm lặng: Người bay thử nghiệm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lịch sử ngành hàng không trên thế giới từ trước tới nay, phi công bay thử nghiệm luôn là những người giỏi nhất, dày dạn kinh nghiệm nhất và dũng cảm nhất, để điều khiển những máy bay mới.
Máy bay VNS-41 do phi công Nguyễn Duy Lê điều khiển trên hồ Trị An TƯ LIỆU
Máy bay VNS-41 do phi công Nguyễn Duy Lê điều khiển trên hồ Trị An. Ảnh: TƯ LIỆU
Đại tá Nguyễn Duy Lê cũng trải qua cả chục năm thử nghiệm như vậy trên những chiếc máy bay do Không quân VN tự chế tạo…
Thoát chết ở hồ Lâm Du
Đầu năm 1980, phi công Nguyễn Duy Lê nhận quyết định về Viện Kỹ thuật không quân làm trưởng ban bay thử. Lúc này, ông đã được phong quân hàm đại úy nhưng sư đoàn giữ lại, gần 1 năm sau mới trao. Về Viện, ông mới biết: Từ năm 1976, Không quân VN đã lần mò tự chế tạo máy bay TL-1, HL-1, HL-2 từ những động cơ, thiết bị không đồng bộ. Máy bay hoàn thành, phải có những phi công kinh nghiệm, dũng cảm đảm nhận việc điều khiển bởi loại máy bay “không giống ai” này không ai dạy trong nhà trường. Lăn lóc hết Bạch Mai, Hòa Lạc, Nội Bài với những chuyến bay thử nghiệm không biết có bay lên hạ xuống được hay không, kỷ niệm mà ông nhớ nhất là vụ rơi máy bay HL-1 ngày 8.4.1985.
Ông kể: “Chúng tôi cất cánh từ Gia Lâm, thực hiện các động tác vòng gấp, bổ nhào vọt lên gấp. Hết thời gian bay, máy bay lượn vòng về gần sân bay, thực hiện nội dung bay thấp thông qua sân bay ở độ cao 5 - 10 m. Qua nửa đường băng, chúng tôi đẩy nhẹ ga để máy bay vọt lên, chiếm lĩnh độ cao và nghiêng cánh chào mặt đất. Thời điểm đáng ra động cơ máy bay phải nổ rền và gồng sức để kéo cả máy bay vọt lên ấy, thì có vài tiếng nổ lục bục và sau đó là im lặng, cánh quạt chậm dần. Tôi chỉ kịp bấm máy nói với anh Nguyễn Đức Lâm ngồi sau: “Động cơ chết máy rồi” và dùng tốc độ đỡ cho máy bay vọt lên để lấy độ cao, kịp làm những động tác tiếp theo.
Lúc đó, tốc độ giảm nhanh, máy bay nhẹ bẫng gần tới giới hạn của tốc độ nhỏ nhất cho phép, nếu cố nữa có thể sẽ rơi. Chúng tôi quyết định hạ xuống phía đầm nước của hồ Lâm Du bên trái đường lăn phía nam sân bay. Sau khi thả cánh tà, đạp ép cần lái, máy bay khựng lại, giảm độ cao, gần như rơi vào mất tốc độ và đập mạnh bụng xuống nước. Tôi ngất đi, mấy giây sau mới tỉnh và quay lại thấy anh Lâm nghiêng đầu, mắt nhắm nghiền. Tôi cuống cuồng: “Anh sao không?”, mấy giây sau anh mới chớp mắt, giọng thảng thốt “Mình không sao”. Ngay sau đó, 2 chúng tôi giúp nhau mở cửa, tháo dây bảo hiểm, cởi dây đeo dù và bước ra cánh máy bay đang nổi trên mặt hồ, chờ các anh thợ máy đưa lên bờ”.
Phi công Nguyễn Duy Lê (phải) và đại tá Nguyễn Thanh Lâm (nguyên Giám đốc Nhà máy A-41) sau chuyến bay thử máy bay VNS-41 tại hồ Trị An, năm 2006  ẢNH: TƯ LIỆU
Phi công Nguyễn Duy Lê (phải) và đại tá Nguyễn Thanh Lâm (nguyên Giám đốc Nhà máy A-41) sau chuyến bay thử máy bay VNS-41 tại hồ Trị An, năm 2006. ẢNH: TƯ LIỆU
Bay “Việt Nam sung sướng”
“Năm 2004, tôi là đại tá - Trưởng phòng Quản lý điều hành bay của Quân chủng phòng không - không quân và trưởng ban bay thử nghiệm của quân chủng. Mình đi suốt, có khi đến mấy tháng, mọi việc ở nhà đều do cậu phó phòng làm hết. Tôi đề nghị với trên: Cho tôi nghỉ chức trưởng phòng để cậu phó lên thay. Ban đầu các anh không đồng ý, nói chưa bao giờ có tiền lệ xin nghỉ như vậy cả. Tôi nói: Thì giờ tôi tạo tiền lệ đây”, đại tá Nguyễn Duy Lê cười mãi khi nhắc đến chuyện xin nghỉ và nhớ: “Cũng năm 2004, Nhà máy A41 và Viện Kỹ thuật quân chủng thiết kế, chế tạo “Thủy phi cơ VNS-41”. Tôi lại chuyển sang bay thử nghiệm”.
Ngày 22.10.2004, chiếc máy bay VNS-41 được Hội đồng Kỹ thuật quân chủng nghiệm thu. Đúng 8 giờ ngày 9.12.2004, phi công Nguyễn Duy Lê trực tiếp lên buồng lái nổ máy thực hiện bài bay thử đầu tiên. Chiếc máy bay lướt trên mặt hồ Trị An, được gần trăm mét thì rời mặt nước bay cao khoảng 10 m mới hạ xuống nước và “bơi” về bờ. Từ thành công này, cuối tháng 12.2004, đại tá Lê lại được giao bay biểu diễn máy bay VNS-41 trước lãnh đạo Bộ Quốc phòng.
Phi công Nguyễn Duy Lê (thứ 2 từ phải qua) chụp hình với chỉ huy bay sau chuyến bay thử nghiệm máy bay TL1 tại sân bay Hòa Lạc, năm 1984 ẢNH: TƯ LIỆU
Phi công Nguyễn Duy Lê (thứ 2 từ phải qua) chụp hình với chỉ huy bay sau chuyến bay thử nghiệm máy bay TL1 tại sân bay Hòa Lạc, năm 1984. ẢNH: TƯ LIỆU

Ông Nguyễn Duy Lê với cuộc sống đời thường ẢNH: MTH
Ông Nguyễn Duy Lê với cuộc sống đời thường. ẢNH: MTH

Gắn bó với VNS-41 hơn 2 năm trời, mãi đến cuối 2006, khi máy bay đã được Nhà máy A-41 đưa vào sử dụng rộng rãi, đại tá Nguyễn Duy Lê mới chính thức nghỉ hưu. Ngồi nói chuyện với tôi, ông bảo: “Trước khi về, tôi phải bay đi bay lại 5 chiếc thủy phi cơ VNS-41 xem nó có thể cất cánh, hạ cánh trên cạn hoặc dưới nước được như bình thường mình bay không, rồi mới yên tâm cho anh em sản xuất, đưa vào hoạt động đại trà”.

Ít ai biết, thời gian cuối đời binh nghiệp với vai trò phi công thử nghiệm, đại tá Nguyễn Duy Lê một mình phụ trách các hoạt động bay và đảm bảo bay. Ông không chỉ làm thay nhiệm vụ của trợ lý tác chiến, quân huấn, tuyên huấn mà còn phải trực tiếp viết các báo cáo ngày, lập kế hoạch tuần - tháng… Chính vì vậy, ông xin giữ lại tiêu chuẩn tiền điện thoại di động vốn là chế độ dành cho chức vụ ông đã xin nghỉ (trưởng phòng quản lý điều hành bay) với lý do rất đơn giản: “Để còn có tiền gọi điện thoại báo cáo với cấp trên. Thân tôi, thì đã dành hết cho Tổ quốc từ lâu rồi”. Ông bảo: “Chúng tôi tếu táo gọi máy bay thử nghiệm VNS là Việt Nam sung sướng. Lính bay chỉ thực sự sung sướng khi bay phục vụ Tổ quốc, cho dù có thể hy sinh” và tôi tin điều đó, bởi ông và phi công lứa các ông đã thực sự bay lên, vì Tổ quốc.
Mai Thanh Hải (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.