Kỳ thú nghề săn rum biển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Rum biển là một dạng hải sâm, có giá trị dinh dưỡng cao, thường được chế biến thành nhiều món, trong đó, “hạp” nhất là om với gốc chuối hột non hoặc nấu với lá cối xay, lá chua, nấu lẩu…
 

Rum biển là cách gọi theo tiếng địa phương vùng Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, đây là một dạng hải sâm (sâm biển), có hình dáng tựa như con giun đất nhưng to hơn, miệng có xúc tu (tua rua). Một số nơi như Hà Tĩnh gọi là con mũm thùa, lùng tung; Thanh Hóa gọi là con bông, con bông thùa…

Đây chính là một sản vật quí, được nhiều người săn tìm. Nhưng nghề “đi rum” là nghề phải đối diện với không ít hiểm nguy và rất khổ nhọc nên không phải người nào cũng làm được.

Thời điểm này đang là cao điểm của mùa “đi rum”. Chúng tôi được nhóm anh em “hội đi rum” ở xóm Phú Thành, xã Diễn Kim, Diễn Châu, tỉnh Nghệ An cho theo cùng. Địa điểm bắt rum ở vùng biển thuộc Cửa Sót, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, cách nơi chúng tôi khởi hành 100km. Hành trang của người “đi rum” này gồm: áo giữ nhiệt, một dùi nhọn, dây để xâu rum, đai chì,…

 

Kiểm tra các dụng cụ trước khi xuống biển.
 

Mặc áo giữ nhiệt.
 

Sẵn sàng bắt rum biển.

Rum có ở nhiều vùng biển thuộc Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… nhưng hiện nay ở vùng biển Cửa Sót có nhiều rum và rum to hơn, trung bình 20 con/ 1kg.


Rum có quanh năm, nhưng nhiều nhất khoảng từ tháng 9 Âm lịch năm trước đến tháng Giêng, tháng 2 năm sau, vì thời điểm này nước mát, rum lên ăn nhiều và sinh sản. Mỗi tháng có 2 lần nước sinh (nước lên), trước khi nước sinh người “đi rum” nghỉ 2 ngày và 5 ngày sau nước sinh, còn lại mỗi tháng họ đi bắt rum 14-15 ngày. Đầu năm những người này “đi rum” ban ngày, nhưng từ tháng 6 trở đi họ phải “đi rum” ban đêm.
 

Xâu rum biển đầu tiên sau gần 3 giờ ngụp lặn.
 

Thành quả của những giờ dầm mình dưới biển.

Về kỹ thuật săn bắt rum, những người thợ này cho biết, chúng ta phải đi lùi, vừa đi vừa rà chân ra hai bên, dùng cảm giác lòng bàn chân để nhận ra rum, để làm được như vậy phải có kinh nghiệm.

Ngay khi chân phát hiện rum thì phải thật nhanh ngụp xuống, một tay túm đầu tua rua, tay còn lại dùng dùi nhọn thọc xuống cố gắng bứng được “củ tỏi” (như một dạng gốc con rum). Người nào bứng được cả “củ tỏi” lên mới là có tay nghề.

Với kinh nghiệm, kỹ thuật và trang bị như vậy, người bắt rum giỏi, mỗi ngày thu hoạch được tầm 10kg, thời điểm có nhiều rum có thể bắt được 20-30kg, người bắt được ít cũng 5-6kg.


 

Thùng rum biển của hội anh em "đi rum".

Rum sau khi bắt và được đưa lên bờ gọi là rum khô, có giá hiện thời khoảng 200.000-250.000 đồng/1kg.

Rum biển có giá trị dinh dưỡng cao, thường được chế biến thành nhiều món, trong đó, “hạp” nhất là om với gốc chuối hột non hoặc nấu với lá cối xay, lá chua, nấu lẩu…

Duy Cường/sggp

Có thể bạn quan tâm

'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…