Sự thật trong các "thung lũng ma" : Khi đá nhuộm máu người lao động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có khoảng 100 mỏ đá đang hoạt động, với giấy phép được cấp khai thác liên tục tới 20-30 năm, tập trung chủ yếu ở huyện Lương Sơn. Thảm cảnh ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi và điên đảo cùng xe chở vật liệu “tung hoành” ngày đêm, thì khỏi nói ai cũng hình dung ra rồi. Tuy nhiên, có một “thế giới ngầm”.

Thuê nhân công giá rẻ, bỏ qua nhiều quy định an toàn lao động, cốt sao “đẽo” được càng nhiều đá càng tốt. Điều này đã khiến nhiều thợ khoan đá nổ mìn rơi từ đỉnh trời cheo leo xuống, hoặc công nhân bị đá đè chết bất toàn thây, biến vùng thắng cảnh hàng triệu năm tuổi, được mệnh danh “Hạ Long trên cạn” kỳ vĩ kia trở thành thung lũng chết chóc.

 

Những thợ khoan làm việc không có dụng cụ an toàn trên đỉnh núi ở xã Cao Dương (Hòa Bình).
Những thợ khoan làm việc không có dụng cụ an toàn trên đỉnh núi ở xã Cao Dương (Hòa Bình).

Chúng tôi tìm về xã Cao Dương, nơi người dân cho biết có ít nhất 6 thợ đá bị thiệt mạng kể từ đầu năm 2017 khi lao động tại cái “thung lũng ma”.

Mạng người như cỏ rác!

Khi mà bà Trần Tố Chinh - Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình - một sở có trách nhiệm quản lý các mỏ đá ở tỉnh Hòa Bình (bà được Giám đốc phân công làm việc với nhà báo) vẫn tự tin trả lời chúng tôi dõng dạc đến 3 lần liền, rằng các mỏ đá tỉnh nhà vẫn an toàn, thời gian qua không có tai nạn nghiêm trọng đáng tiếc nào, thì chúng tôi đành nhập vai thành kẻ buôn đá xâm nhập khu vực nóng rẫy các mũi khoan tử thần ở “thủ phủ” Lương Sơn.

Các ôtô dã chiến, các gương mặt “chủ thầu” đặc trưng, chúng tôi mất nhiều ngày lượn khắp các mỏ trả giá, lấy mẫu đá lớn đá bé, bột đá, “cát” nghiền từ đá rồi ngã giá. Khi đã có niềm tin, lọt qua các cửa cân tải trọng xe, qua các camera giám sát, chúng tôi tự tin có mặt vào các thung lũng bụi bặm, ồn ã, bụi khói đến nghẹt thở.

Ông Bùi Minh Biện - Chủ tịch UBND xã Cao Dương (Lương Sơn), nơi có tới 12 cái mỏ đá khổng lồ (tôi nghĩ con số này cần đưa vào sách Kỷ lục Việt Nam!) đã và đang hành hoành - thở dài: Cơ quan chức năng đi kiểm tra toàn có kế hoạch trước. Các chủ mỏ trồng cây xanh, tưới nước phun sương cho tinh tươm rồi “cán bộ” đến ngó nghiêng kết luận là... ổn.

Quả thật, dù đeo kính đen, lọt vào thiên la địa võng máy nghiền, máy khoan, các tải thuốc nổ to như bao ximăng được thợ đá hồn nhiên ngồi lên như... gối đệm, lại thêm các dây chuyền sàng tuyển, các máy đập đá to như cây búa tử thần, chúng tôi vẫn có cảm giác mình ở... lò bát quái. Bụi trắng trời, bụi trắng tỏa ra từ các thung lũng như sương. Chỉ có điều, bụi trắng ấy thoạt trông giống như khói đốt đồng; nhưng đã ngửi một lần thì sợ suốt đời.

 

Những thợ đá nhồi từng túi thuốc nổ lớn vào để chuẩn bị phá núi.
Những thợ đá nhồi từng túi thuốc nổ lớn vào để chuẩn bị phá núi.

Trong quá trình điều tra kéo dài, một hôm, chúng tôi đi chiếc ôtô màu đen, 7 chỗ (mượn của người địa phương) để vào “mua vật liệu” ở mỏ đá số 9, ven đường Hồ Chí Minh, thuộc địa bàn xã Cao Dương. Tháng 4.2017, mỏ 9 đã gây ra cái chết của thợ khoan đá Bùi Văn Khôi, ở làng Đường, xã Cao Dương. Ít nhất 5 người đã chết ngay trên địa bàn.

Đó chỉ mới là theo thống kê và chúng tôi cũng đã đến tận bàn thờ thắp nhang cho họ. Mẹ của Khôi là bà Bùi Thị Nga, 62 tuổi, ngồi trong căn nhà xơ xác, trước cửa vài ngôi mộ rất to. Bà Nga bảo, người ta đền hơn 200 triệu cho cái chết của con tôi, từ ngày con chết, mấy chục ngày rồi, tôi chưa ra khỏi nhà, tôi khóc mờ hết cả mắt. Tôi không quan tâm đến họ đền bao nhiêu tiền, tôi chỉ cần con tôi sống về với tôi. Người bà con của nạn nhân Bùi Văn Khôi cho biết, đại diện mỏ đá đến “thương thuyết” về mức tiền đền bù nhiều lần, khiến họ rất đau lòng và chán nản. Bà Nga, người phụ nữ dân tộc Mường này không có chồng, “xin” được đứa con từ người đàn ông mà suốt đời bà phải giấu kín. Nuôi con đến năm con 29 tuổi đầu, mẹ con ríu rít.

“Đêm trước khi cháu bị ngã từ trên núi cao xuống, tôi còn tâm sự với cháu, con ơi, bỏ cái nghề nguy hiểm này đi. Cháu bảo, mẹ ạ, con lớn rồi, đàn ông phải có một cái nghề chứ. Con sắp cưới vợ rồi mà. Tôi đã dặn con phải hết sức cẩn thận”. Vào làm anh thợ đá, người ta chỉ phát cho Khôi cái mũ nhựa, đội vào trông như anh thợ điện ấy. Không thấy có đồ bảo hộ gì cả, bà Nga nhớ lại.

Chúng tôi vừa ghi hình, thì anh Chẻng ngã núi và ra đi mãi mãi

Nhắc đến chuyện của Bùi Văn Khôi, cậu bé cùng người Mường, cùng là lương dân xã mình ấy, ông Chủ tịch UBND xã Cao Dương thở dài xác nhận một điều chua xót: Người nào chết ở trên địa bàn xã, thì chúng tôi mới biết được, thông qua việc đi dự tang lễ. Chứ giả dụ người chết ở tỉnh ngoài, thì cán bộ xã có khi không biết đâu. Vì tai nạn xảy ra, họ đưa ra bệnh viện, ngay cả khi nạn nhân đã chết từ lâu (!?). Ra đó, đưa xuống nhà xác, rồi “thỏa thuận” gia đình đem về mai táng và nhận tiền “đền bù”. “Giá” của một mạng người “ngã núi”. Nó mặc nhiên “niêm yết” trong đầu các chủ mỏ, thợ đá và gia đình họ rồi.

Nhà báo ơi, vụ xảy ra mới nhất, ngày 24.9.2017, họ đã đem tử thi về huyện Kim Bôi tít bên kia để mai táng và đền bù, chúng tôi mà không nghe đồn để rồi cùng công an - đây có đồng chí Trưởng Công an xã Nguyễn Văn Thắng ngồi đây xác nhận nhé - thì chúng tôi làm sao biết. Chúng tôi đã phải đến hiện trường, yêu cầu chủ mỏ “thành khẩn” khai báo đấy chứ. Bằng không, có khi thông tin cũng... im ắng luôn.

 

Những cảnh khai thác đá cheo leo khủng khiếp này, chúng tôi quay chỉ ít giờ trước khi tai nạn thảm khốc xảy ra, cướp đi sinh mạng anh Bùi Văn Chẻng.
Những cảnh khai thác đá cheo leo khủng khiếp này, chúng tôi quay chỉ ít giờ trước khi tai nạn thảm khốc xảy ra, cướp đi sinh mạng anh Bùi Văn Chẻng.

Trở lại câu chuyện, khoảng chiều 23.9.2017, chúng tôi xâm nhập mỏ đá số 9 một lần nữa. Những hình ảnh rợn người hiện ra. Từ trên các đỉnh núi cao, trong nắng xiên, mắt thường không tài nào nhìn ra những nhân mạng lít nhít đang trèo leo, đang cong lưng cố sức tời những cỗ máy khoan khổng lồ lên đỉnh trời. Chúng tôi chỉ có thể theo dõi họ bằng... ống nhòm và máy quay phim “siêu zoom”. Có ít nhất 5 thợ khoan đá của 2 mỏ đang làm xiếc trên nền trời vòi vọi.

Điều kinh ngạc và “khâm phục” nhất là cái lá gan khổng lồ của các anh trai bản làm nghề “bán mạng”. Đổi mạng sống lấy miếng ăn. Không có dây bảo hiểm. Chúng tôi quay lại những cảnh thợ khoan quần xắn móng lợn, không mũ áo bảo hộ, tay cầm dây sắt buộc các cỗ máy khoan ở giữa vời vợi mây trời. Lúc thu “tầm mắt” lại, thì sừng sững một dãy núi cao án ngữ nền trời. Các thợ đá biến mất vào trong lòng đá xám, chỉ vài đụn khói bụi trắng bốc lên ở lưng chừng hoặc đỉnh núi.

Trên ấy, sau nhiều năm nổ mìn, các tảng đá to như gian nhà đã há mồm toang hoác chờ rơi. Có hai mỏ sở hữu dãy núi đó, đường phân chia biên giới là một rãnh trượt nhẵn. Thế mới có chuyện Bùi Văn Khôi chết thảm vì đá ở mỏ A bắn sang khu mỏ 9 mà Khôi đang làm thợ khoan đặt thuốc nổ. Chứ đá mà Khôi khoan vỡ, rơi rụng nó lại không đè chết được em.

Hình ảnh kinh hãi nhất có lẽ là các sợi dây dài để tời người (?) và thiết bị lên chín tầng mây. Máy của chúng tôi soi theo mãi, đến chóng mặt chưa hết độ cao của nó. Đặc biệt là các thợ đá của mỏ 9, họ đứng lưng chừng núi, không có mặt bằng nào được tạo như các điều kiện bắt buộc phải có trong thiết kế. Từ chênh vênh cheo leo đó, họ điều khiển máy khoan. Máy hoạt động đinh tai nhức óc, bột đá bay trắng một góc trời. Cả người và máy chơi vơi, lơ lửng. Bất cứ ai xem các hình ảnh này trên Lao Động điện tử (laodong.com.vn) cũng sẽ phải rùng mình, tôi tin là như vậy.

Nhưng điều đáng rùng mình hơn là, khi chúng tôi trở về, thì hôm sau nghe hung tin. Chính rông núi ấy, chính khu mà chúng tôi quay kia, lại xảy ra một vụ thợ khoan đặt thuốc nổ đó đã lại... chết thảm. Anh Bùi Văn Chẻng, 43 tuổi, người xóm Cốc Nấm, xã Kim Truy, huyện Kim Bôi (tỉnh Hòa Bình) đã vĩnh viễn ra đi. Nhóm PV tìm đến nhà anh, cho thân nhân xem những thước phim định mệnh. Rồi sự thật nhức nhối khác lại tiếp tục lòi ra.

Am Thanh-Tâm Ninh/laodong

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.