Người Xê Đăng làm cánh đồng lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không chọn nơi dân cư kinh tế khá giả, huyện Kon Plông (Kon Tum) lại chọn xã vùng cao, vùng sâu Măng Bút hầu như chỉ có người Xê Đăng sinh sống để xây dựng cánh đồng lớn sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Đưa chúng tôi ra cánh đồng bắp xanh rờn bờ suối, ông A Vinh, Phó chủ tịch UBND xã Măng Bút, khoe đi khắp các vùng miền núi, vùng cao tỉnh Kon Tum, đố ai tìm ra được cánh đồng bắp tốt tươi mênh mông như ở đây. Quả thật, nhìn cánh đồng 10 ha trải dài trước mặt, ngút ngát xanh cao vượt hẳn đầu người, cứ ngỡ đây là vùng phù sa ở đồng bằng.

 

Cánh đồng bắp ở xã Măng Bút.
Cánh đồng bắp ở xã Măng Bút.

Xanh hóa đất hoang

"Đất này chỉ một phần nhỏ trồng mì, còn hầu như bỏ hoang lâu nay. Nghe theo vận động, bà con Xê Đăng tham gia trồng cây bắp, bán thân cây làm thức ăn chăn nuôi", ông A Vinh cho biết. Nói thì vậy nhưng để hình thành cánh đồng này, xã Măng Bút phải bỏ nhiều tháng tuyên truyền, vận động, đồng bào ở đây mới chịu trồng thử vì hồi giờ có ai trồng bắp bán thân đâu. Đến khi một nửa diện tích ở cánh đồng này đã thu hoạch, bà con Xê Đăng bán ngay tại ruộng bắp với giá cao, thì họ mới tin là thật.

Anh A Toàn, một người trồng bắp ở đây, cho biết: "Doanh nghiệp đến ruộng mua, không phải chở ra đường như củ mì, rất khỏe". Còn anh A Hao cho biết, ở đây trồng lúa, trồng mì cho năng suất thấp, nhiều diện tích đất bỏ không. Vừa rồi trồng bắp trên diện tích đó, cây lại phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng nên phát triển rất tốt, bà con mừng lắm.

Theo ông A Vinh, toàn xã làm 20 ha cây bắp trên 2 cánh đồng làng Long Rũa và làng Măng Bút, thì mùa đầu tiên Công ty dược liệu và thực phẩm Măng Đen (H.Kon Plông) hỗ trợ giống, đưa cán bộ kỹ thuật "cùng ăn cùng ở với dân" và hỗ trợ một phần vật tư. Khi thu hoạch, công ty này đến thu mua tận ruộng và cam kết sẽ thực hiện bao tiêu sản phẩm.

"Chỉ cần thấy hiệu quả là đến năm thứ 2 (khi hết được hỗ trợ vật tư, giống), người Xê Đăng địa phương tự kiếm giống, tự học kỹ thuật để làm ngay", ông A Vinh nói. Tuy nhiên, theo ông A Vinh, vì mua cây bắp để nuôi dê lấy sữa nên đơn vị thu mua không chấp nhận người dân dùng thuốc bảo vệ thực vật mà phải theo quy trình hướng dẫn kỹ thuật của họ.

Nhân rộng cánh đồng lớn dược liệu, nông sản…

Ông Võ Đình Viết, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Kon Plông, cho biết 2 cánh đồng bắp ở xã Măng Bút do đồng bào Xê Đăng đang sản xuất chính là cánh đồng lớn đầu tiên mà huyện Kon Plông xây dựng. Tất cả sản phẩm đều được Công ty dược liệu và thực phẩm Măng Đen bao tiêu. Hiện nay là sản xuất 20 ha, nhưng hướng đến, công ty nói trên phát triển đàn dê 10.000 con thì địa phương sẽ mở rộng cánh đồng lớn này thêm nữa. "Công ty đảm bảo cho dân ứng vốn để làm. Sau đó, khi thu hoạch mới tính toán thu hồi vốn. Nói chung, người dân chỉ cần có đất sản xuất và làm theo kỹ thuật đã được hướng dẫn", ông Viết cho biết.

Theo tính toán, mỗi ha cho từ 25 - 35 tấn bắp cây, bán ra từ 20 - 25 triệu đồng. Mỗi năm, người dân sản xuất 3 vụ, cho giá trị từ 60 - 75 triệu đồng/ha. Đây là con số mà không cây trồng nào ở vùng sâu, vùng xa bì kịp.

Ông Nguyễn Văn Lân-Chủ tịch UBND huyện Kon Plông, cho biết địa phương xây dựng cánh đồng lớn chuyên canh sản xuất nông nghiệp tạo sản phẩm hàng hóa tập trung quy mô lớn, gắn với sự cam kết bao tiêu của doanh nghiệp. Đến năm 2020 sẽ phát triển từ 800 ha đến 1.000 ha chuyên canh sản xuất theo kiểu “cánh đồng lớn”, mà thành công đầu tiên chính là cánh đồng bắp tập trung ở xã Măng Bút nói trên - nơi chỉ có đồng bào Xê Đăng sản xuất.

"Để làm thành công những cánh đồng lớn tập trung, chúng tôi sẽ đứng ra làm cầu nối để doanh nghiệp ký hợp đồng với dân bao tiêu sản phẩm. Có như vậy mới bền vững, đôi bên cùng có lợi", ông Lân nói. Ngoài ra, cùng với cánh đồng bắp nói trên, huyện Kon Plông đang hình thành các cánh đồng tập trung sản xuất các loại cây dược liệu như cà gai leo, cà phê katimor và củ quả khác.

Phạm Anh/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.