Chợ cá rặt đồng mùa nước nổi ở miền Tây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mùa nước nổi đang về, chợ cá Kinh Ruột lại xuất hiện giữa cánh đồng Phú Hội (huyện An Phú, tỉnh An Giang) giữa bốn bề mênh mông nước.

Năm nay, nước về sớm, nguồn cá đồng dồi dào, khiến cho cảnh mua bán càng tấp nập, rôm rả…

 

Cảnh buôn bán tại chợ cá đầu nguồn tấp nập, nhộn nhịp.
Cảnh buôn bán tại chợ cá đầu nguồn tấp nập, nhộn nhịp.

Chợ cá nằm ngay ngã tư sông Kinh Ruột (ấp Phú Thuận, xã Phú Hội, huyện An Phú). Theo những cao niên tại đây, thì chợ cá này được hình thành từ xa xưa, chủ yếu mua bán, trao đổi các mặt hàng đặc sản “rặt đồng” của mùa nước nổi, như: cá linh, cua đồng, rắn bông súng, cá sặc, cá rô,…

Anh Đỗ Tiến Dương (ấp Phú Thuận), phấn khởi: “Năm nay, nước về sớm hơn so với mọi năm, nên hơn tháng nay, ngày nào tôi cũng ra cánh đồng Phú Hội đặt dớn, lú,… từ 3 giờ sáng, sau đó mang cá ra đây bán lại cho thương lái. Ngày nào trúng mánh thì được 400 – 500 ngàn, còn hôm nào ít nhất thì cũng được 200 ngàn…”.

 

Năm nay, nước về sớm báo hiệu một mùa lũ
Năm nay, nước về sớm báo hiệu một mùa lũ "đẹp", với nguồn lợi thủy sản dồi dào.

Ghi nhận tại chợ, cảnh mua bán diễn ra từ khoảng 7 giờ sáng cho đến tận trưa (khoảng 12 giờ). Những chiếc ghe lớn của thương lái được neo đậu chắc chắn, sau đó các xuồng, võ lãi của người dân đánh bắt chở cá, cua, về đậu dọc theo và cân bán.

Do chỉ mới đầu mùa nước nổi, nên lượng cá chưa nhiều chủ yếu là cá linh. Giá cá linh hiện tại được thương lái thu mua với giá 35.000 đ/kg, sau đó được chở đi bán lại ở các chợ đầu mối Long Xuyên, Cần Thơ…

 

Thương lái chở cá đánh bắt từ các cánh đồng về chợ cá Kinh Ruột để bán lại cho thương lái.
Thương lái chở cá đánh bắt từ các cánh đồng về chợ cá Kinh Ruột để bán lại cho thương lái.

Bà Nguyễn Thị Thoa, một thương lái mua cá linh, cho biết: “Ngày nào cũng vậy, tôi chạy ghe lên đây thu mua khoảng vài trăm kí đến 1 tấn cá linh từ các hộ đánh bắt, sau đó chở về chợ đầu mối Long Xuyên bán lại. Sản vật ở đây toàn là đồ tự nhiên và cách mua bán ở đây vô cùng vui vẻ, hào sảng. Không có cảnh tranh cãi, mọi người hòa đồng, cởi mở…”.
 

Những em nhỏ theo cha, mẹ ra đồng mùa nước nổi.
Những em nhỏ theo cha, mẹ ra đồng mùa nước nổi.

Ông Nguyễn Văn Ràng - Phó ấp Phú Thuận, cho biết: “Cứ vào mùa nước nổi, bà con nơi đây lại chuẩn bị dụng cụ đánh bắt và ra đồng từ 2, 3 giờ sáng, sau đó mang cá ra chợ bán, cho đến khi trời đứng nắng thì lại về nhà nghỉ ngơi, chuẩn bị cho buổi sáng mai, tiếp tục công việc. Năm nay, nước có về sớm nhưng so ra, lượng cá tương đối ít hơn so với cùng kì, mong rằng đây đến cuối con nước (khoảng tháng 10 âm lịch), bà con sẽ thu được khoảng lợi lớn, để bù cho những năm lũ nhỏ trước đây…”.

Trần Lĩnh (Báo CAND)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.