Ký ức những ngày chen nhau xem ti vi xóm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Làng Sa Huỳnh có 4 xóm. Xóm Câu, xóm Chài, xóm Bến đầu năm 1967 đã có ti vi. Riêng xóm Bàu của mình thì tịnh, bói không ra một cái.

Thằng Quân xóm Câu ỷ nhà có ti vi, gân cổ lên nói với cô giáo: “Đừng tả người, tả ti vi đi cô!”. Mình nghĩ, văn lôm côm như mi, có tả ti vi hay cái chi cũng hai điểm là cùng.

 

Xem ti vi ở Bến Bạch Đằng, Sài Gòn năm 1967.
Xem ti vi ở Bến Bạch Đằng, Sài Gòn năm 1967.

Nhưng thấy nó viết: “Nhà em có nuôi một ông nội. Ông suốt ngày đắp mền, ho khục khặc, lâu lâu ló đầu ra hỏi cơm chín chưa bay” thì mình phì cười rồi cho nó chép bài văn của mình. Tan học, mình còn mua kẹo đậu phộng cho nó. Biết “ý đồ” của mình, nó nói cơm chiều xong qua nhà tao coi ti vi.

Nhưng có coi được đâu! Mình vừa tới thì nhà nó đã ken kín người. Mình cố lách vào nhưng bị bật ra nên chỉ nghe tiếng chứ chẳng thấy hình. Đang đưa mắt tìm thằng Quân thì mình bị anh nó đẩy thẳng ra hiên, nói bữa nào ít người tao cho coi, bữa nay đông quá!

Mình lủi thủi về. Đường quê lập lòe đom đóm. Con nào bay gần mặt mình chắc sẽ thấy những giọt nước mắt... tủi thân. Nghĩ buồn, xóm người ta đầu ghềnh cuối bãi còn có ti vi. Xóm Bàu gần đường cái quan, xe chạy nườm nượp, văn minh thế mà ti vi không có.

Giữa lúc cơn khát mang tên... ti vi của mình đang cồn cào thì bác Hai, bác ruột của mình, tậu được cái ti vi Sharp mới cáu. Cùng với không khí náo nức sắm Tết, cái ti vi của bác làm cả xóm thêm chộn rộn. Trai tráng bảy tám anh hì hụi suốt mấy buổi giúp bác Hai dựng cần ăng ten. Mình sướng muốn ngất, chạy đi loan tin khắp xóm.

Đám trẻ kéo tới bu đầy cửa sổ, coi cái ti vi đang trùm khăn voan ngồi chễm chệ giữa gian nhà chính. Bác gái mình nói ai lại để ti vi trước mặt ông bà. Bác trai cự lại, nói bà biết gì, ti vi là gia bảo, để vậy cho ông bà mở mày mở mặt!

Những ngày giáp Tết năm ấy, ngoài chuyện bánh trái, áo mới, mai sắp trổ bông... trẻ con xóm mình cứ nói hoài về ti vi mà không chán. Thích nhất khi nghe chị Hà, học đệ tam ở tỉnh về, nói máy bay ở Quy Nhơn lượn trên trời “rải hình” mỗi đêm. Làng mình tuy thuộc Quảng Ngãi nhưng “hên” là gần Bình Định nên coi được.

 

Một cửa hàng bán ti vi ở Sài Gòn trước 1975.
Một cửa hàng bán ti vi ở Sài Gòn trước 1975.

Đêm cuối năm, bác Hai lần đầu mở ti vi trước sự háo hức của mấy chục bà con hàng xóm. Ui chao! Người ta, hoa xuân, phố phường, xe cộ... rõ mồn một trên màn hình. Hết chương trình thời sự là tân nhạc.

Sau đó là cải lương. Giọng hát Thanh Tuyền, Giao Linh, Phương Dung... ngọt như mật. Anh Tâm, con bác Hai, nói chu cha ca sĩ cô nào cô nấy thơm như mít chín. Bà con, cả chị Tình, em anh Tâm, mê nhất cải lương. Nhưng chị bực là mỗi lần ai đó vỗ tay, bầy heo ngoài chuồng giựt mình kêu eng éc rất... phi nghệ thuật. 10 giờ, ti vi tắt.

Hàng xóm hể hả ra về. Gian phòng ngổn ngang tàn thuốc lá, vỏ bánh kẹo, vỏ hột dưa. Bữa sau bác Hai sai mình dán “nội quy coi ti vi” trước cửa: “Trẻ em không ăn củ lang nướng, bánh kẹo. Người lớn không hút thuốc để giữ vệ sinh chung”.

Tối nào có cải lương, chị Tình lén xúc gạo nấu cháo với cá tạp cho heo ăn. Họ nhà trư ngon miệng đớp đến no kềnh, ngủ say như chết. Nhờ vậy, bà con coi cải lương thoải mái bình luận, vỗ tay rôm rả mà không sợ heo thức dậy kêu la. Bác gái vui lắm, nói từ ngày có ti vi, bầy heo tự nhiên ú na ú nần, thương lắm.

Lứa trẻ hồi đó giờ “muối tiêu” rồi nhưng câu chuyện cứ xanh um một thời nhỏ dại. Chỉ cần ai đó nhắc cái tết đầu tiên xóm Bàu có ti vi, mình nhớ ngay những đêm xuân đường thôn đỏ ánh đuốc của bà con đi coi truyền hình năm đó.

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.