Cõng tết lên non

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

6 giờ 30 phút sáng, chuyến xe chở quà xuân lên núi của nhóm Facebook Quảng Ngãi có mặt tại chân núi Cà Đam thì người dân thôn Quế (xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi) đã có mặt ở đó tự bao giờ.

 

 Đoàn người nối nhau cõng quà tết lên núi cho người dân thôn Quế, Quảng Ngãi
Đoàn người nối nhau cõng quà tết lên núi cho người dân thôn Quế, Quảng Ngãi



Có đến đây, nhìn thấy những đôi mắt ngóng đợi và sự reo hò khi thấy đoàn xe từ thành phố xuất hiện mới thấy được người dân đã mong sự giúp đỡ để đón một cái tết đủ đầy đến mức nào.

Nhất là những cô bé cậu bé, ăn mặc phong phanh trong cái lạnh cóng, hướng đôi mắt ngơ ngác ngóng đợi khiến ai cũng xót xa.

 

Anh Ngọc (bưng quà) từ TP. HCM về cùng tham gia đưa quà lên đỉnh Cà Đam
Anh Ngọc (bưng quà) từ TP. HCM về cùng tham gia đưa quà lên đỉnh Cà Đam


Thôn Quế nằm trên đỉnh núi Cà Đam (đỉnh núi cao nhất tỉnh Quảng Ngãi), cuộc sống gần như biệt lập, 100% là hộ nghèo, muốn vào thôn phải đi đường vòng qua ba huyện, năm xã.

Chính vì thế phải mất hơn ba giờ leo lên những con dốc đứng nhầy nhụa bùn đất trong cái lạnh cóng, hành trình gùi quà tết trên lưng mới tiến lên tới đỉnh núi.

Già làng Hồ Văn Thiết bảo rằng “người dân ở đây nghèo lắm, tết cũng giống ngày thường thôi”. Có lẽ vì thế mà nhiều gia đình sau khi nhận quà đã không kìm lòng được, mở ngay ra xem: mì chính (bột ngọt), dầu ăn, nếp, lịch, nước mắm, áo ấm, sữa, chăn, thịt heo muối... và thêm một thùng bánh kẹo to để người dân đón tết.

Trong những ngày cuối năm, những ánh mắt và nụ cười tươi vui của người dân khi nhận quà và cách họ hồ hởi gùi những thùng quà nặng trĩu trên lưng khiến ai nấy cảm thấy ấm lòng, nhất là những người trẻ từ TP. HCM ra Quảng Ngãi cùng mang quà tết lên núi.

Anh Ngọc (TP. HCM) chia sẻ: “Tụi mình rất nhiều lần đi Lâm Đồng, Bình Thuận..., vào những vùng hẻo lánh lo tết cho bà con. Nhưng chưa năm nào lại có hành trình gian nan như thế này.

Muốn rơi nước mắt khi nhìn thấy các cháu bé không có áo ấm mà cứ ngóng chờ quà tết”.

 

3
Hai chị em bé Hoa với phần quà của mình trong mưa rét. Hai đứa bé cứ nán lại nhìn, chẳng muốn về nhà
4
Những nụ cười hạnh phúc khi nhận được quà tết
5
Cậu bé Hồ Quang Huy hớn hở khi được nhận thùng bánh kẹo tết
6
Bập bênh thú khiến bọn trẻ thích thú. Món quà này giúp các em đón xuân vui hơn
7
Tết đã đến với người Ca Dong từ những tấm lòng vàng
Tết đã về với người dân trên đỉnh Cà Đam từ những chiếc gùi trên lưng
Tết đã về với người dân trên đỉnh Cà Đam từ những chiếc gùi trên lưng

Theo Tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.