Cử nhân bỏ phố về quê nuôi lợn, trồng cây làm giàu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mức lương gần chục triệu/ tháng tại một doanh nghiệp ở thành phố Hà Nội, với một cử nhân mới tốt nghiệp ra trường thì khoản thu nhập này là niềm mong ước của rất nhiều người. Thế nhưng chàng thanh niên Cà Văn Xuân vẫn quyết định nghỉ việc về quê nhà nuôi lợn, trồng cây ăn quả để làm giàu.
Anh Cà Văn Xuân, ở bản Ót Nọi (xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, Sơn La), vốn xuất thân trong một gia đình thuần nông nên anh Xuân luôn nuôi chií làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Vì thế anh đã từ bỏ công việc thu nhập ổn định ở thành phố Hà Nội về nhà nuôi lợn, trồng cây. Quyết định của anh đã bị gia đình, bố mẹ, anh em, hàng xóm phản đối, rằng đi học là để thoát li không phải chân lấm tay bùn, có việc làm ổn định, làm bố mẹ được “mở mày, mở măt”...
Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật đàn lợn của anh Xuân con nào, con nấy to béo, khỏe mạnh
Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật đàn lợn của anh Xuân con nào, con nấy to béo, khỏe mạnh
Anh Xuân chia sẻ: Năm 2015, tốt nghiệp chuyên ngành Nông nghiệp của Trường Đại học Tây Bắc, anh xin vào làm ở một doanh nghiệp chuyên phân phối thức ăn chăn nuôi, thú y ở Hà Nội. Đồng lương ổn định nhưng nỗi nhớ quê và khát vọng làm giàu bằng nghề nông thôi thúc. Chính vì thế anh quyết tâm nghỉ việc về nhà, đem những kiến thức đã học được vào áp dụng sản xuất tại gia đình.
“Ngày đầu khởi nghiệp gặp muôn vàn khó khăn, cái khó khăn lớn nhất với tôi là nguồn vốn eo ẹp. Được sự ủng hộ của gia đình, năm 2016, tôi mạnh dạn vay vốn ngân hàng, cùng với vốn của gia đình và huy động sự giúp đỡ của anh, em họ hàng, đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại và mua con giống.”, anh Xuân chia sẻ.
Vừa làm vừa tiếp tục học hỏi, nâng cao kỹ thuật. Chỉ sau 2 năm, đến giờ trang trại của anh Xuân luôn duy trì 15 con lợn nái, bình quân mỗi năm xuất bán 3 lứa lợn thịt, mỗi lứa bình quân khoảng 100 - 120 con tùy theo giá cả thị trường, thu nhập bình quân đạt trên 150 triệu đồng/năm. Nhằm bảo vệ môi trường tận dụng hiệu quả nguồn phân thải, bằng số tiền tích góp anh Xuân tiếp tục đầu tư xây dựng hầm bioga sử dụng công nghệ khí sinh học đun nấu, thắp sáng, sưởi ấm cho đàn gia súc, giảm sử dụng điện lưới, chủ động điện trong sản xuất.
Hệ thống chuồng nuôi  lợn được xây dựng theo hướng khép kín, đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế nhân công, nâng cao hiệu quả sản xuất
Hệ thống chuồng nuôi lợn được xây dựng theo hướng khép kín, đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế nhân công, nâng cao hiệu quả sản xuất
Toàn bộ hệ thống chuồng nuôi lợn của anh Xuân đều được xây dựng theo hướng khép kín, áp dụng kỹ thuật nuôi theo kiểu đệm lót sinh học nhiều ngăn, có máng ăn, nguồn nước uống tự động. Vốn đầu tư bước đầu tuy cao nhưng hạn chế được sức lao động, nhân công, thuận lợi cho việc chăm sóc đàn lợn.
Nhờ tính chăm chỉ, chịu khó học hỏi anh Xuân không chỉ vững kỹ thuật nuôi mà anh còn làm chủ được công tác thú y. Những công việc như khám, tiêm phòng dịch bệnh cho đàn lợn đều tự tay thực hiện. Đàn lợn anh lúc nào cũng khỏe mạnh, không bị dịch bệnh.
Nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng tại quê nhà rất phù hợp với trồng cà phê, anh tiếp tục cải tạo đất đồi, đầu tư trồng trên 3 ha cà phê, kết hợp trồng xen các cây ăn quả như: Mận hậu, mận tam hoa… Biến những mảnh nương, đồi dốc thành vườn cây xanh ngát, trĩu quả. Nhờ chăm bón tốt, đúng kỹ thuật nên năm nào vườn cây của gia đình anh Xuân cũng cho thu nhập trên 300 triệu đồng.
Điều đáng quý ở anh Xuân là anh không chỉ làm giàu cho gia đình, mà anh còn chia sẻ kinh nghiệm, tạo điều giúp đỡ bà con trong bản cách làm giàu thoát nghèo.
Ngọc Mai (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.