Giúp đỡ các nữ thanh niên lập nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chuyển nghề, học nghề mới khi đã ở tuổi 30 là một quyết định không dễ dàng, nhất là với nữ thanh niên nhập cư. Bằng sự nỗ lực vươn lên, nhiều chị em đã quyết tâm thay đổi để có việc làm bền vững.
 

Phan Thị Hà Thu (33 tuổi, quê ở Tuyên Quang), công nhân lắp ráp cơ khí tại công ty liên doanh của Nhật tại Hà Nội, chia sẻ: “Hiện tại tôi chưa bị công ty sa thải, nhưng việc lúc có lúc không, có khi công ty cho nghỉ hưởng 70% lương. Tôi chưa biết cuộc sống sắp tới của mình thế nào. Nếu bị công ty cho nghỉ việc, chưa biết làm gì vì tôi không có kiến thức, kỹ năng gì cho công việc khác”.

Không an phận, chờ đến khi bị công ty sa thải, Ngô Thị Hằng (quê Bắc Giang) cũng đã tự tìm hướng đi cho riêng mình. Hằng bộc bạch: “Rất ít có cơ hội cho một người 30 tuổi như tôi vào làm việc ở một doanh nghiệp khác tại khu công nghiệp. Hiện tại tôi đã đăng ký học lớp kỹ năng bán hàng để sau này có thể tự mở cửa hàng kinh doanh. Tôi không có nhiều vốn, nên những kiến thức được trang bị như kỹ năng giao tiếp, tiếp thị sản phẩm, chăm sóc khách hàng... sẽ là hành trang quý giá giúp tôi khởi nghiệp thành công”.

Bà Sharon Kane, Giám đốc Plan International Việt Nam, cho biết dự án do Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc tài trợ thông qua Tổ chức Plan International được triển khai tại H.Đông Anh, Hà Nội từ tháng 12.2016 - 6.2019. Theo kết quả khảo sát với nữ công nhân và phụ nữ nhập cư đang sinh sống tại xã Kim Chung do Plan International tiến hành vào tháng 11.2016, hơn 80% số người tham gia khảo sát cho biết công việc hiện nay mang tính thủ công, không giúp họ có một nghề ổn định sau khi nghỉ việc; 75% bày tỏ mong muốn được bắt đầu công việc kinh doanh để ổn định thu nhập.

“Mục tiêu của dự án là tăng cường khả năng thích ứng và ổn định kinh tế cho nữ thanh niên và phụ nữ nhập cư (độ tuổi 18 - 30) ở khu vực thành thị, bằng cách cung cấp các kỹ năng chuyên nghiệp, kỹ năng mềm và kỹ năng sẵn sàng làm việc, tăng cơ hội việc làm bền vững, giúp họ có một cuộc sống an toàn hơn, việc làm bền vững hơn và một tương lai tươi sáng hơn”, bà Sharon Kane cho biết.

Đại diện Tổ chức Plan mong muốn, sau khi dự án kết thúc, các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ sẽ cùng tham gia hỗ trợ, đào tạo nghề cho thanh niên nhập cư tại các khu vực đô thị ở Việt Nam.

Thu Hằng/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.