Góc nhìn phóng viên: Ai gỡ khó cho dân ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hệ lụy của việc quản lý rừng trên giấy đã gây khó cho cơ quan quản lý, bảo vệ rừng và cả người dân.

Người dân có bị xử phạt hay không khi họ tự ý khai thác cây rừng và chuyển sang trồng cây nông nghiệp trên đất rừng phòng hộ (RPH) đang là câu chuyện pháp lý gây tranh cãi ở Nghệ An khi RPH được quy hoạch chồng chéo trên đất rừng đã cấp cho người dân.

Câu chuyện bắt đầu từ năm 2007 khi tỉnh Nghệ An thành lập Ban Quản lý (BQL) RPH Bắc Nghệ An và quy hoạch hơn 6.441 ha đất rừng và đất lâm nghiệp ở 2 huyện, thị giáp biển Quỳnh Lưu và Hoàng Mai thành RPH.

 

 Cánh đồng trồng dứa bị quy hoạch thành RPH. Ảnh: K.HOAN
Cánh đồng trồng dứa bị quy hoạch thành RPH. Ảnh: K.HOAN


Trước đó, nhiều diện tích đất rừng và đất lâm nghiệp trong số đó đã được giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho người dân trồng cây, thậm chí cả đất ở. Thay vì phải xem xét để bồi thường, thu hồi đất đã giao và chuyển mục đích sang RPH thì đến nay, sau 15 năm ra đời, BQL RPH Bắc Nghệ An vẫn chỉ quản lý rừng trên giấy. Diện tích RPH vẫn chưa được cắm mốc, đo đạc, lập hồ sơ để cấp “sổ đỏ”, chưa thu hồi để xử lý tài sản trên đất… Hệ lụy của việc quản lý rừng trên giấy đã gây khó cho cơ quan quản lý, bảo vệ rừng và cả người dân.

Theo quy định, người dân khai thác lâm sản trên đất RPH phải theo phương án của BQL rừng phê duyệt và không được tự ý chuyển sang trồng cây nông nghiệp. Nhưng, thời gian qua, rất nhiều trường hợp người dân tự ý khai thác toàn bộ cây keo để bán và chuyển sang trồng cây nông nghiệp nhưng cơ quan chức năng không xử lý được.

Sau khi tham khảo ý kiến của Sở Tư pháp Nghệ An nhưng vẫn chưa thể đảm bảo chắc chắn tính pháp lý cho việc xử phạt người dân vi phạm, Sở NN-PTNT Nghệ An đã “cầu cứu” Bộ NN-PTNT gỡ rối và hiện đang chờ ý kiến của bộ này.

Tiếp xúc với nhiều người dân địa phương đang bị “nhốt” trong RPH, tôi hiểu được nỗi bức xúc của người dân khi họ đang bị trói buộc giữa nhu cầu sản xuất, sinh sống và tuân thủ quy định về sử dụng đất RPH.

Quy hoạch RPH là cần thiết, nhưng có cần phải quy hoạch diện tích hơn 6.400 ha RPH cho vùng đất gần biển trong khi người dân đang rất cần đất để sản xuất, sinh sống và hàng trăm héc ta trong số đó đang là những cánh đồng trồng dứa - nguồn sống chính của hàng ngàn người dân?

Theo KHÁNH HOAN (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Mới đây, một lãnh đạo Bộ KH-CN cho biết định hướng đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong thời gian tới của bộ này sẽ tập trung phát triển các nhóm nghiên cứu xuất sắc, không ưu tiên đầu tư nghiên cứu chỉ để có bài báo quốc tế.
Câu chuyện cấp thiết

Câu chuyện cấp thiết

Bình Thuận đang tích cực chuẩn bị cho việc đoàn thanh tra của EC đến thanh tra lần thứ 5 về các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); nhằm nỗ lực tháo gỡ thẻ vàng cho ngành thủy sản.
Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

(GLO)- Những công điện, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ gần đây về triển khai nhiệm vụ điều hành, thúc đẩy chính sách tiền tệ năm 2024 đều nhấn mạnh tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.
'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

Hơn 3 năm trước, ngày 26.1.2021, tôi đã viết bài Một cuộc kiện vĩ đại để hưởng ứng cuộc kiện của bà Trần Tố Nga, một nạn nhân của chất độc da cam, khởi kiện các công ty hóa chất lớn đã cung cấp "thuốc diệt cỏ" và thả xuống miền Nam VN cùng hai nước Lào và Campuchia ngày trước.