Cây xăng 3 ngón tay, điều hành kiểu ngón trỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ở đầu tàu kinh tế TPHCM, nhiều cây xăng đã chỉ bán theo hạn mức “3 ngón tay”, có nghĩa là chỉ 30.000 đồng. Bởi “xăng nhiều là báo nói chớ cây xăng không có nói”.

Vì thiếu hụt nguồn cung trong khi
Vì thiếu hụt nguồn cung trong khi "bán là lỗ", nhiều cây xăng đã tự đưa ra hạn mức bán xăng dầu. Ảnh: HT
Xăng dầu lên đến mức kỷ lục đang tạo ra sức ép cực kỳ lớn lên nền kinh tế, nhất là đối với vận tải, thuỷ sản - những ngành mà xăng dầu như là máu vậy.
Báo Nghệ An dẫn tính toán của ngư dân Hồ Văn Đại (ở xã Tiến Thuỷ, Quỳnh Lưu) rằng; Với con tàu công suất 400 CV, mỗi chuyến ra khơi 7 - 9 ngày phải bơm khoảng 60 triệu đồng tiền dầu, cùng hàng nghìn cây đá lạnh. Với giá dầu đã tăng lên ngót 20.000 đồng/lít như hiện nay thì tính ra mỗi chuyến tàu sẽ đội chi phí “đi nghề” thêm 15 -17 triệu đồng.
Và thế là ở Quỳnh Lưu, huyện có số lượng phương tiện tàu thuyền lớn nhất tỉnh Nghệ An với gần 1.200 chiếc, từ ra Tết đến nay, đội tàu xa bờ vẫn “nằm bờ”.
Ngắc ngoải vì xăng dầu tăng sốc là một lẽ. Cái lẽ thứ hai là ngay cả khi giá chót vót cũng khó để mà mua đúng nhu cầu.
Hôm qua (18.2), hình ảnh những “cây xăng 3 ngón tay” tràn ngập báo chí và mạng xã hội. Có nghĩa là giờ khan hàng, giờ bán lỗ đến mức cây xăng đưa ra “hạn mức” chỉ bán 30.000 đồng cho mỗi lần.
Ủa sao kỳ vậy ư! Sao thấy báo nói xăng nhiều lắm ư! “Xăng nhiều là báo nói chớ cây xăng đâu có nói”.
Mà đó là thực tế ở TPHCM. Mà TPHCM lại là đầu tàu kinh tế của cả nước.
Còn ở Hà Nội, một đầu mối xăng dầu bày tỏ: Hiện không nhận được một đồng chiết khẩu nào khi nhập xăng dầu. Và trong khi giá xăng dầu tăng, chính các đầu mối cũng mất thêm chi phí vận chuyển. “Chúng tôi đã phải bù lỗ khoảng 700-800 đồng/lít”.
Cần phải nói thẳng: Kiểu điều hành khiến ngay các đầu mối xăng dầu phải bù lỗ lớn chính là nguyên nhân xảy ra câu chuyện bi hài “cây xăng 3 ngón tay”.
Hôm qua, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã có văn bản nêu đích danh hai bộ: Công Thương, Tài chính phải có trách nhiệm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.
Việc giá xăng dầu tăng tác động đến phát triển kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân như thế nào cũng được yêu cầu đánh giá kỹ.
Như vậy là trong vài ngày, hai Phó Thủ tướng đã phải có ý kiến.
“Muốn thịt lợn rẻ lên tivi mà mua”, “Xăng nhiều là báo nói chớ cây xăng không có nói”… Những câu thoại thực tế này đã trở thành một thứ tiếu lâm thời @. Không chỉ phản ánh thái độ của dân, nó còn cho biết thực tế “điều hành kiểu ngón trỏ” khiến thực tế luôn khác… báo cáo.
Và để chấm dứt, chẳng có cách nào khác là ràng buộc trách nhiệm những bộ ngành cụ thể, những tư lệnh cụ thể.
Theo Anh Đào (LĐO)

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/cay-xang-3-ngon-tay-dieu-hanh-kieu-ngon-tro-1015697.ldo

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ đúng, hành động đúng

Chia sẻ đúng, hành động đúng

Vào thời điểm này, người dân cả nước đều hướng trái tim về miền Bắc. Mọi người đều mong muốn được chung tay sẻ chia cùng đồng bào đang hoạn nạn, nhưng chúng ta cũng nên hiểu và thực hiện đúng những quy định, nguyên tắc để có thể đảm bảo an toàn.
Trước thảm họa

Trước thảm họa

Làng Nủ-ở nơi rừng sâu, núi thẳm; sau cơn bão trở thành cái tên mang nhiều xót xa với đồng bào cả nước. Thảm họa từ thiên tai luôn là thách thức với nhân loại, nhiều khi nó vượt khỏi tầm dự phòng, quản trị.
Sau bão

Sau bão

Vậy là chiều tối qua, bão số 3 (YAGI) có cường độ mạnh nhất 30 năm trở lại đây đã đổ bộ vào Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh Bắc bộ nước ta.
Ý thức rõ trước thiên tai

Ý thức rõ trước thiên tai

Có thể nói, đến chiều qua, mọi công tác ứng phó với cơn bão số 3 gần như đã hoàn tất. Sự chủ động được phát đi từ trung ương, địa phương và cụ thể từng người dân trong vùng bị ảnh hưởng.