Mở rộng tài khóa, chưa cần nâng trần nợ công

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chính phủ đã thực hiện việc tăng thêm vay nợ trong năm 2020, 2021 và đang tiếp tục tìm cách tăng vay nợ công để hỗ trợ thêm nếu nền kinh tế vẫn hấp thụ vốn tốt, đảm bảo hiệu quả vốn vay. Việc này cũng xuất phát từ chi phí cho công tác phòng chống dịch Covid-19, hỗ trợ an sinh xã hội giai đoạn 2020-2021 đã khiến cho ngân sách gặp nhiều khó khăn khi phải thực hiện những gói kích thích “chưa có tiền lệ”.

Trong khuyến nghị giải pháp phục hồi kinh tế đối với Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB), có 2 giải pháp rất đáng chú ý, đó là tăng ngân sách chi cho đầu tư công và tăng chi ngân sách cho an sinh xã hội. Cả 2 khuyến nghị này đều tập trung vào chính sách tài khóa, đều tăng chi ngân sách. Đây cũng là cách mà nhiều Chính phủ trên thế giới đang và buộc phải thực hiện. Việt Nam sẽ không phải ngoại lệ.

Song, một vấn đề đang được dư luận quan tâm hiện nay là việc Chính phủ vay thêm nợ có ảnh hưởng đến vấn đề kiểm soát an toàn nợ công? Và, khi vay nợ thêm có phải nới trần nợ công?

Theo số liệu báo cáo của Chính phủ, với cách tính GDP mới, nợ công năm 2020 đạt mức 45,08% GDP, dự kiến đến cuối năm 2021, nợ công ở mức 46,1% GDP (nếu so với cách tính GDP cũ là 55,3%); nợ Chính phủ ở mức 45,2% GDP (năm 2018 là 50% GDP); nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách khoảng 19,5%-20,5%. Một chỉ tiêu quan trọng khác là nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP dự kiến cũng sẽ giảm xuống còn khoảng 45,8%.

Như vậy, nếu so với ngưỡng quy định nợ công mới theo GDP mới năm 2020 thì nợ công vẫn còn cách ngưỡng khoảng 14%GDP. Nếu so với ngưỡng năm 2020 là 65% thì còn gần 15% GDP. Đây là dư địa vay thêm rất lớn, do đó chưa cần nâng mức trần nợ công.

Ngay từ năm 2020, Chính phủ đã tăng mức vay nợ để bù đắp thâm hụt ngân sách cho các chi tiêu phòng chống dịch Covid-19. Theo kịch bản được WB đưa ra vào cuối tháng 9 vừa qua, bội chi ngân sách của Việt Nam dự kiến tăng từ 4,9% GDP năm 2020 lên 6% năm 2021. Con số này sẽ không đáng lo ngại khi việc tăng nợ công nhưng đi kèm với đó là những danh mục nợ tốt, chi phí nợ hợp lý, khả năng hấp thụ nợ của nền kinh tế tốt, hiệu quả sử dụng nợ vay cao, khả năng trả nợ được đảm bảo.

Một con số nữa cũng rất đáng lưu ý, đó là nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách năm 2020 khoảng 23% - tiến gần ngưỡng 25% được Quốc hội cho phép trong giai đoạn 2016-2020. Ngay từ đầu năm 2021, do các nghĩa vụ trả nợ trái phiếu Chính phủ ở trong nước đến hạn nên nghĩa vụ trả nợ đã tăng lên 27,3% so với thu ngân sách, vượt mức trần 25%. Tất nhiên, điều này cũng không phải là vấn đề quá lo lắng vì trái phiếu Chính phủ phát hành nội địa đã chiếm 14% thu ngân sách. Nhưng, vấn đề về khả năng trả nợ công, đảm bảo năng lực trả nợ cần được Chính phủ cân nhắc, xem xét để đảm bảo an toàn.

Vấn đề then chốt đặt ra hiện nay là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp trong nền kinh tế hoặc thông qua các dự án, chương trình đầu tư công, công trình phúc lợi xã hội. Đó mới là yếu tố quyết định nhằm đảm bảo khả năng trả nợ, duy trì mức bền vững của nợ công. Trên thực tế, căn cứ vào tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn do đợt bùng phát dịch lần thứ 4, trên cơ sở nguồn lực có thể huy động, Chính phủ đã và đang can thiệp theo cách tiếp cận hỗ trợ có mục tiêu và đan xen giữa nhiều chính sách để hỗ trợ nền kinh tế.

Nới lỏng tài khóa, vay thêm vốn bên ngoài để đầu tư, đó là giải pháp khả dĩ trong bối cảnh hiện nay. Dẫu vậy, dư địa dành cho nợ công vẫn còn một khoảng lớn, do đó, nên lấp đầy khoảng này trước khi xem xét đến việc có nên nới trần nợ công hay không. Tìm phương thức hỗ trợ công bằng, có hiệu quả cho các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo khả năng trả nợ và an toàn nợ công và an toàn tài chính quốc gia là điều cần quan tâm lúc này.

PGS-TS ĐINH TRỌNG THỊNH, Học viện Tài Chính
(Dẫn nguồn SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam