Góc nhìn phóng viên: Đừng bội tín với dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vụ việc 5,26 ha dương là rừng phòng hộ ở xã Mỹ An (H.Phù Mỹ, Bình Định) bị doanh nghiệp chặt phá, san ủi trắng, đào mất gốc đã không khỏi khiến nhiều người dân phải nhủ lòng: Liệu có bị phản bội niềm tin?

 

 Hơn 5 ha rừng phòng hộ ở xã Mỹ An, H.Phù Mỹ (Bình Định) bị doanh nghiệp chặt trụi. Ảnh: Hoàng Trọng
Hơn 5 ha rừng phòng hộ ở xã Mỹ An, H.Phù Mỹ (Bình Định) bị doanh nghiệp chặt trụi. Ảnh: Hoàng Trọng


Nhiều năm trước, Báo Thanh Niên đã phản ánh người dân các xã phía đông H.Phù Mỹ (Bình Định) từng phải gánh chịu hiện tượng cát bay, cát nhảy, thiếu nước ngầm… do các dự án khai thác ti tan chặt phá hàng trăm héc ta rừng phòng hộ ven biển.

Chính vì lý do này, nhiều lần người dân tập trung phản đối việc thi công các dự án vì lo ngại rừng dương ven biển tiếp tục bị chặt phá.

Trong bối cảnh vừa nêu, để dự án Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ được triển khai, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã nhiều lần đối thoại mới nhận được sự đồng tình, tin tưởng của người dân các xã Mỹ Thắng, Mỹ An…

Nhưng vụ việc 5,26 ha dương là rừng phòng hộ ở xã Mỹ An (H.Phù Mỹ) bị doanh nghiệp chặt phá, san ủi trắng, đào mất gốc đã không khỏi khiến nhiều người dân phải nhủ lòng: Liệu có bị phản bội niềm tin?

Chủ đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ thừa nhận một nhà thầu thi công dự án đã chặt phá “nhầm” diện tích rừng này, trong khi người dân và Chủ tịch UBND xã Mỹ An cho rằng doanh nghiệp chặt phá rừng dương vào ban đêm nên rất khó phát hiện. Vụ việc vẫn đang ở tình trạng “không xác định được thiệt hại cụ thể”.

Vụ phá rừng thứ hai, với hơn 5 ha rừng gỗ tự nhiên, chức năng là rừng sản xuất, xảy ra tại H.Tây Sơn. Cơ quan chức năng Bình Định nhận định đây là vụ phá rừng trái pháp luật, diện tích vượt khung xử phạt vi phạm hành chính, có dấu hiệu tội phạm và đã có văn bản đề nghị UBND H.Tây Sơn xử lý. Trước mắt, vẫn chưa thể biết được những ai có liên quan.

Nếu như ở vụ việc doanh nghiệp chặt phá “nhầm” 5,26 ha rừng phòng hộ khiến người dân bức xúc thì với vụ phá rừng tự nhiên ở H.Tây Sơn, người dân cũng yêu cầu phải nhanh chóng xác định rõ những ai là thủ phạm để nghiêm trị.

Từ những gì ghi nhận được thông qua tiếp xúc và ý kiến người dân, người viết thấy rằng các cơ quan chức năng không thể giải quyết chần chừ, kéo dài thời gian vì có thể khiến người dân mất niềm tin. Một khi niềm tin bị phản bội, “điểm nóng” rất dễ nóng trở lại.

 

Theo Hoàng Trọng (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.