Đoàn kết và hy sinh là sức mạnh đưa Việt Nam vượt qua đại dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 đã thu được 1.026 tỉ đồng và nhận cam kết ủng hộ khoảng 6.600 tỉ đồng. Đây là con số ghi nhận đầu tiên, nhưng cũng làm nên sự khích lệ lớn đối với đất nước trong việc thực hiện nhiệm vụ tiêm vaccine cho nhân dân, góp phần đẩy lùi đại dịch trên phạm vi quốc gia và toàn cầu.
 

 Đại diện Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động trao 150 tỉ đồng ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19 Việt Nam.
Đại diện Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động trao 150 tỉ đồng ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19 Việt Nam.



Để đạt được miễn dịch cộng đồng, Việt Nam cần có khoảng 150 triệu liều vaccine phòng COVID-19 để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người dân, với tổng nhu cầu kinh phí ước khoảng hơn 25 nghìn tỉ đồng. Số tiền vận động ban đầu rất có ý nghĩa, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách và xây dựng niềm tin, tình đoàn kết trong cộng đồng, như phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Đây là quỹ của sự nhân ái, của tinh thần đoàn kết, của niềm tin, của trái tim kết nối trái tim để chúng ta cùng nhau vượt qua khó khăn, góp phần tạo nên một Việt Nam chiến thắng, để một lần nữa chúng ta lại ghi danh, viết nên lịch sử chiến thắng vẻ vang của dân tộc - chiến thắng đại dịch COVID-19”.

Đoàn kết không phải là khẩu hiệu, mà là một lời hiệu triệu có vạn cánh tay đưa lên. Các doanh nghiệp mặc dù rất khó khăn, thậm chí là kiệt sức vì hơn một năm qua phải chống chọi với đại dịch, nhưng vẫn sẵn lòng tham gia chương trình của Chính phủ. Biết bao nhiêu tấm lòng nhân ái, biết bao nhiêu con người hào hiệp, khi đất nước cần là có mặt.

Trong 150 tỉ đồng vận động cho chương trình “Vaccine cho công nhân” của Báo Lao Động, có rất nhiều con số đóng góp rất nhỏ, đó là dành dụm của người nghèo, và qua đó để thấy được cái lớn của tình thương yêu và lòng nhân ái của con người Việt Nam.

Cùng với đoàn kết, nhân ái là tinh thần hy sinh, là dấn thân thực sự vì người dân, điều này được thể hiện cao nhất ở đội ngũ y - bác sĩ. Và trong trận chiến chống lại một loại giặc ghê gớm mang tên COVID-19, chúng ta gọi tên họ là “chiến binh áo trắng”. Quá nhiều tấm gương rất cao đẹp của “chiến binh áo trắng”, họ đã lấy đi nước mắt và làm rung động bao trái tim.

Vẫn biết rằng, chữa bệnh cứu người là việc của thầy thuốc, dập dịch trước hết là trách nhiệm của ngành Y, nhưng những gì mà chúng ta chứng kiến qua bốn trận bùng dịch, cho thấy các y - bác sĩ đã làm việc vượt lên trên hai chữ trách nhiệm, chúng ta có thể nhìn rõ một chân dung hy sinh khoác áo màu trắng.

Có thể khẳng định rằng, Việt Nam đã vượt qua được đại dịch trong những lần trước và sẽ tiếp tục vượt qua, trong đó công lao rất lớn thuộc về những “chiến binh áo trắng”.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/doan-ket-va-hy-sinh-la-suc-manh-dua-viet-nam-vuot-qua-dai-dich-917511.ldo

 

Theo LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.