Cấp cứu, nhưng đừng để "bệnh nhân" chờ đến... 8 tháng!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tiền, đối với doanh nghiệp có ý nghĩa như là “máu”. Cho nên cam kết “không để doanh nghiệp khó khăn” từ Phó Thống đốc Đào Minh Tú có ý nghĩa như một thông điệp.
 

Ngành hàng không vẫn chưa thể thoát khó trong năm 2021. Ảnh minh họa: ĐT
Ngành hàng không vẫn chưa thể thoát khó trong năm 2021. Ảnh minh họa: ĐT


Những bức ảnh tàu bay nằm “đắp chiếu” la liệt ở Nội Bài, ở Tân Sơn Nhất quả thực cực kỳ ám ảnh.

Với tiền thuê mỗi chiếc A321 với giá bình quân 300 nghìn USD/tháng hay 1 triệu USD/tháng đối với Boeing 787... cứ mỗi ngày “nằm sàn” là một ngày mất tiền, một ngày mất ăn mất ngủ.

Có một con số cho thấy ảnh hưởng kinh khủng từ dịch bệnh. Rằng từ khi TPHCM thực hiện cách ly xã hội, “đường bay vàng” Hà Nội - TPHCM, top 2 đường bay nhộn nhịp nhất thế giới (thời điểm tháng 12.2020) giảm sốc đến mức từ 130 chuyến xuống chỉ còn 18 chuyến/ngày.

Hàng không bên bờ vực phá sản khi mà “Khả năng thanh toán của các DN hàng không suy giảm, tiến sát giới hạn mất khả năng thanh toán”.

Đường sắt cũng ngắc ngoải. TGĐ VNR Đặng Sỹ Mạnh vừa “thở dài”: 11.400 vé tàu bị trả lại trong dịp nghỉ lễ 30-4. Tuyến huyết mạch Bắc - Nam chỉ còn 2 đôi tàu hoạt động. 16.000 lao động đói việc. Và “Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài qua năm 2022, nguy cơ VNR mất hết vốn chủ sở hữu và không còn đủ tiền trả lương người lao động”.

Còn du lịch ư? Chủ tịch Vietravel từng khái quát cả trong một câu nói: Tôi sợ sẽ không còn ngành du lịch nữa.

Trong vô vàn cái khó, cái khó đầu tiên, cái khó nhất vẫn là vốn, là tiền. Khi mà doanh thu có nơi có chỗ tụt xuống bằng 0 trong khi chi phí đã không gì để cắt giảm được nữa.

Doanh nghiệp đói tiền, khát vốn... không khác gì một bệnh nhân chờ cấp cứu vậy.

Cho nên, cam kết “hỗ trợ vốn”, “không để DN khó khăn” của Phó Thống đốc có ý nghĩa như một cơn mưa rào giữa hạn hán, như một sự “tiếp máu” trong lúc thập tử nhất sinh.

Bởi xét ra, bơm vốn, hạ thấp lãi suất cho vay chính là cách hữu hiệu nhất giảm chi phí vốn cho người dân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Nói điều đó có ý nghĩa quyết định là bởi những biện pháp mà Bộ Kế hoạch Đầu tư đang đề xuất: Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (đối với doanh nghiệp có doanh thu dưới 200 tỉ đồng); giảm 50% thuế VAT cho doanh nghiệp trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh)... Chỉ thật sự có ý nghĩa khi doanh nghiệp có thể cầm cự qua dịch bệnh.

Nhưng suy cho cùng, không chỉ Vietnam Airlines, các hãng bay Việt hay VNR cần được cấp cứu...

Suy cho cùng, cấp cứu phải là kịp thời.

Chứ nếu từ tháng 11.2020, khi Vietnam Airlines được Quốc hội thông qua gói hỗ trợ khẩn cấp 12.000 tỉ đồng, trong đó có 4.000 tỉ đồng vay ưu đãi mà suốt 8 tháng qua hãng này vẫn chưa được giải ngân đồng vốn hỗ trợ khẩn cấp nào... thì đó đâu phải là cấp cứu.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/cap-cuu-nhung-dung-de-benh-nhan-cho-den-8-thang-922848.ldo
 

Theo ĐÀO TUẤN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ đúng, hành động đúng

Chia sẻ đúng, hành động đúng

Vào thời điểm này, người dân cả nước đều hướng trái tim về miền Bắc. Mọi người đều mong muốn được chung tay sẻ chia cùng đồng bào đang hoạn nạn, nhưng chúng ta cũng nên hiểu và thực hiện đúng những quy định, nguyên tắc để có thể đảm bảo an toàn.
Trước thảm họa

Trước thảm họa

Làng Nủ-ở nơi rừng sâu, núi thẳm; sau cơn bão trở thành cái tên mang nhiều xót xa với đồng bào cả nước. Thảm họa từ thiên tai luôn là thách thức với nhân loại, nhiều khi nó vượt khỏi tầm dự phòng, quản trị.
Sau bão

Sau bão

Vậy là chiều tối qua, bão số 3 (YAGI) có cường độ mạnh nhất 30 năm trở lại đây đã đổ bộ vào Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh Bắc bộ nước ta.
Ý thức rõ trước thiên tai

Ý thức rõ trước thiên tai

Có thể nói, đến chiều qua, mọi công tác ứng phó với cơn bão số 3 gần như đã hoàn tất. Sự chủ động được phát đi từ trung ương, địa phương và cụ thể từng người dân trong vùng bị ảnh hưởng.