Lương hưu: Người 100 triệu, người 350 ngàn đồng, tăng thế nào cho công bằng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hàng ngàn người lương hưu đang ở mức “chết đói”: Chỉ 1,3 triệu đồng/tháng. Có người chỉ 350 ngàn đồng/tháng. Trong khi đó, có những “ông giám đốc” đang hưởng lương hưu 100 triệu đồng/tháng.

Vấn đề chính là ở chỗ với đồng lương “không đủ sống” thì chúng ta sẽ được tăng bao nhiêu? Có bù đắp cho sự mất giá đồng tiền suốt nhiều năm qua vì lạm phát? Minh hoạ của Đan/LĐO
Vấn đề chính là ở chỗ với đồng lương “không đủ sống” thì chúng ta sẽ được tăng bao nhiêu? Có bù đắp cho sự mất giá đồng tiền suốt nhiều năm qua vì lạm phát? Minh hoạ của Đan/LĐO
Những dữ kiện trên có nguồn từ chính bảo hiểm xã hội. Và trong khi nguồn lực dành cho việc tăng lương có hạn, đã có không ít ý kiến rằng: hẵng tăng trước cho những người lương thấp.
Chúng ta có thực tế là những người về hưu trước 1975, lương thấp đến đáy, tức là chỉ 3 triệu/tháng; không ít chỉ 1,3 triệu, thậm chí, thấp nhất chỉ 350 ngàn.
1,3 triệu thì sống bằng gì? Khi thậm chí nó còn thấp hơn cả chuẩn nghèo mới ở nông thôn (1,5 triệu). 3 triệu thì sống bằng gì, khi giá cả như con tốt, chỉ tiến không lùi, khi ngoài chi phí tối thiểu cho một cuộc sống tối thiểu, những người hưu trí phải chi phí rất lớn cho sức khoẻ, cho y tế.
Giữa 100 triệu và 350 ngàn là một khoản chênh lệch lớn về hưởng thụ. Nhưng, thưa các bạn, sự chênh lệch này có xuất phát điểm là một sự chênh lệch khác trong đóng góp.
Chẳng hạn, những nông dân ở Nghệ An đang có mức lương 350 ngàn chỉ đóng góp vài năm, với mức đóng góp có khi chỉ 10 ngàn đồng mỗi tháng. Trong khi “ông giám đốc” chẳng hạn (xin nói rõ là giám đốc một doanh nghiệp FDI), mức lương hưu 100 triệu được hình thành trong 23 năm. Trước năm 2006, khi số tiền đóng bảo hiểm không bị giới hạn mức trần, “ông giám đốc” đã đóng trung bình 69 triệu/tháng trong suốt 15 năm. Ngay cả tháng trước khi về hưu, “ông giám đốc” đã đóng đến 23 triệu cho tháng cuối cùng ấy.
Có thể hôm nay chúng ta nhìn thấy giữa mức lương hưu 100 triệu và 350 ngàn, hay 1,3 triệu, hay 3 triệu là một khoảng cách vời vợi. Nhưng khoảng cách ấy không hề là vô lý.
Sự vô lý, nếu có, thậm chí thuộc về “ông giám đốc”, người bị khống chế chỉ được hưởng 62% mức đóng chứ không phải là 70%.
Nếu đợt điều chỉnh lương tới chúng ta chỉ tăng lương cho những người lương thấp thì phải chăng chúng ta đã không công bằng với những “ông giám đốc”, những người đã cống hiến, đã đóng góp rất lớn, rất nhiều?
Cái chúng ta lo lắng là lương hưu thấp đến không đủ sống. Và điều đó cần phải thay đổi. Nhưng thay đổi hoàn toàn không có nghĩa là phá vỡ sự công bằng, phá vỡ nguyên tắc đóng cao thì hưởng nhiều, đóng thấp thì hưởng ít.
Vấn đề chính, các bạn ạ, là ở chỗ với đồng lương “không đủ sống”, mà phải nói thẳng là “chết đói”, thì chúng ta sẽ được tăng bao nhiêu? Có bù đắp cho sự mất giá đồng tiền suốt nhiều năm qua vì lạm phát? Và sau khi “tăng lương” thì có để xảy ra tình trạng “tát nước theo lương”, thậm chí, lương chưa tăng gì giá đã tăng.
Không thể có chuyện chỉ tăng cho những người lương thấp được đâu.
Bởi suy cho cùng, công bằng thì phải là cho tất cả mọi người chứ không thể có ngoại trừ, nhất là đối với những người đã đóng góp rất lớn.
ANH ĐÀO (LĐO)

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/luong-huu-nguoi-100-trieu-nguoi-350-ngan-dong-tang-the-nao-cho-cong-bang-893959.ldo

Có thể bạn quan tâm

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam
Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.