Người tài và sức mạnh thể chế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thành tựu của Việt Nam trong việc khống chế đại dịch Covid-19 là xuất sắc và được cả thế giới ghi nhận. Thành tựu này đạt được là nhờ có sự lãnh đạo nhạy bén, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ; sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, hưởng ứng của người dân.

Qua đó, chúng ta cũng cần nhấn mạnh một nguyên nhân sâu xa, đó là ưu thế của mô hình thể chế với nguyên tắc quyền lực nhà nước là tập trung, thống nhất. Nguyên tắc này đã giúp cho chính quyền trung ương có đủ sức mạnh và thẩm quyền để ban hành các quyết định cần thiết một cách nhanh chóng, quyết đáp cho toàn bộ hệ thống. Đây là một ưu thế rất lớn trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Mô hình phân quyền của các nước phương Tây nhiều khi làm cho việc ban hành các quyết định cần thiết bị chậm trễ. Thêm vào đó, đã phân quyền thì thường phải thỏa hiệp, mà đã thỏa hiệp thì phương án chính sách tốt nhất dễ bị bỏ qua. Thực tế của cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 ở các nước phương Tây bộc lộ sự lủng củng giữa các nhánh quyền lực nhà nước, giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương đã làm cho thời gian vàng để khống chế dịch bệnh bị đánh mất. Mà chậm một ngày thôi, thì dịch bệnh đã có thể lây lan ra cộng đồng và vượt tầm kiểm soát.

Tuy nhiên, mỗi tấm huy chương đều có hai mặt, mô hình thể chế với nguyên tắc quyền lực nhà nước là tập trung, thống nhất cũng vậy. Rủi ro lớn nhất của mô hình này là trung ương đã ban hành quyết định sai thì cả hệ thống sẽ cùng sai. Sự nhanh nhạy và sự thống nhất của cả hệ thống nhiều khi không những không bù đắp được cho các tổn thất mà một quyết định sai lầm có thể gây ra, mà còn làm cho những tổn thất đó trở nên trầm trọng hơn. Đây là lý do tại sao đã lựa chọn mô hình thể chế với nguyên tắc quyền lực nhà nước là tập trung, thống nhất, thì bắt buộc phải lựa chọn cho được những người tài làm lãnh đạo, đồng thời phải kết hợp được sức mạnh của thể chế với sức mạnh của kỹ trị. Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, sự kết hợp giữa sức mạnh của thể chế với sức mạnh của kỹ trị là rất rõ ràng. Thủ tướng có thẩm quyền ban hành các quyết định rất nhanh chóng, đồng thời tư vấn cho Thủ tướng cũng lại là những chuyên gia hàng đầu của đất nước ta về dịch tễ học.

Thành tựu khống chế đại dịch Covid-19 hoàn toàn có thể nhân rộng ra cho mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nếu như ưu thế của thể chế vẫn được bảo đảm nhờ việc sử dụng người tài. Sử dụng người tài để phát huy ưu thế và sức mạnh của thể chế chính là công việc đáng tin cậy nhất để đất nước ta nhanh chóng trở nên hùng cường và phát triển. Đây quả thực là việc nói dễ, nhưng làm không dễ. Quan trọng nhất là phải vượt qua lợi ích cá nhân, lợi ích phe nhóm; phải để khát vọng biến Việt Nam thành một quốc gia hùng cường dẫn dắt việc lựa chọn nhân sự.

Lựa chọn thế nào cho đúng người tài cũng hoàn toàn không dễ. Đôi khi tài nói, chưa chắc đã là tài làm. Chính vì vậy, quan trọng là phải lựa chọn người tài theo thành tích thực tế. Nhà thơ tài phải được lựa chọn căn cứ vào những bài thơ đã được xuất bản; nhà thiết kế tài phải được lựa chọn căn cứ vào các công trình đã được thiết kế; lãnh đạo địa phương giỏi phải được lựa chọn căn cứ vào thành tích phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; lãnh đạo ngành phải được lựa chọn căn cứ vào sự phát triển của ngành. Các tiêu chí khác như lập trường, thái độ… có thể cũng cần tham khảo. Tuy nhiên, thành tích thực tế mới là tiêu chí đáng tin cậy nhất để lựa chọn người tài.

Cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 đã để lại cho chúng ta không chỉ nhiều kinh nghiệm quý, mà còn nhận thức sâu sắc hơn về ưu thế và sức mạnh của mô hình thể chế mà chúng ta đang có. Kiên định với mô hình thể chế và tìm mọi cách để lựa chọn và sử dụng người tài nhằm phát huy ưu thế và sức mạnh của thể chế chính là chìa khóa thành công của chúng ta.

 

TS NGUYỄN SĨ DŨNG - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
(Dẫn nguồn SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam