Nhà khoa học lương 3 triệu: Có thực mới vực được đạo!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lương 3 triệu, có nghĩa là lương chất xám thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thấp nhất, chưa bằng lương "osin" và thua xa lương thợ hồ.
 



Từng tốt nghiệp thủ khoa đầu ra của một khoa thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Là tác giả chính của 2 công bố và đồng tác giả của 4 công bố quốc tế uy tín. Đang hoàn thiện nghiên cứu để đưa ứng dụng một sáng chế về vaccine. CV của Hồ Thị Thương, một nhà khoa học trẻ đang công tác tại Viện Công nghệ sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam, đại biểu Đại hội tài năng trẻ Việt Nam 2020.

Và cuối cùng, nhà khoa học trẻ ấy, tài năng trẻ ấy đang hưởng mức lương 3 triệu đồng. 3 triệu trong khi mức lương tối thiểu vùng thấp nhất đã là 3,07 triệu.

Một nhà khoa học, chưa bằng lương "osin" và thua xa lương thợ hồ.

Chất xám sao mà rẻ mạt quá. Cám cảnh quá.

Cám cảnh, bởi người ta không thể sống bằng không khí và nước lã. Và những danh hiệu, nhà khoa học trẻ tài năng trẻ không thể dùng thay cơm, không giúp báo hiếu cha mẹ già đang khó khăn.

Lương- thấp đến vô lý đã đành. Ngay cả đến cơ chế tài chính cho nghiên cứu khoa học bao năm vẫn là một mớ bòng bong như nhìn nhận của nguyên Bộ trưởng KHCN Nguyễn Quân: Chặt chẽ, cứng nhắc trong vấn đề thủ tục, hóa đơn, chứng từ không những không tiết kiệm ngân sách mà chỉ khiến nhà khoa học buộc phải nói dối.

Thậm chí: "Chúng ta đều biết các nhà khoa học đang nói dối nhưng chúng ta mặc nhiên chấp nhận việc nói dối ấy".

Đấy là một cơ chế, rườm rà đến mức phải cần 100 chữ ký mới có thể giải ngân kinh phí cho một đề tài nghiên cứu.

Một cơ chế bắt buộc các nhà khoa học phải tổ chức 10 hội thảo trong khi chỉ cần 1 là đủ...

Một cơ chế “buộc người ta nói dối, chấp nhận cho người ta nói dối và khuyến khích người ta nói dối”.

Và bây giờ: Mức lương bèo bọt khiến người ta bật khóc.

Căn bệnh “giả vờ trả lương”, giả vờ mức lương ấy là đủ sống hoá ra bao năm vẫn tồn tại, trong khi kinh phí cho nghiên cứu khoa học hàng năm từ 1,4-1,8% tổng chi ngân sách nhà nước, chiếm từ 0,4-0,6% GDP. Dù ít so với thế giới, nhưng là trên dưới 3.000 tỉ.

Chia sẻ sau khi nhậm chức, Bộ trưởng Bộ KHCN Huỳnh Thành Đạt đã nhấn mạnh tới việc trọng dụng nhân tài - một trong 4 nhiệm vụ Thủ tướng giao cho Bộ và cá nhân ông trong ngày nhận chức- trong đó đặc biệt là đội ngũ nghiên cứu trẻ.

Nhưng thưa với Bộ trưởng, các cụ có một câu đúng lắm, thấm thía lắm, rằng: Có thực mới vực được đạo.

Những xiềng xích cơ chế cần phải được cởi bỏ. Mức lương 3 triệu phải được xem là nỗi xấu hổ. Trước khi những tài năng trẻ ấy “chảy máu” về đâu đó. Sang Úc chẳng hạn.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/nha-khoa-hoc-luong-3-trieu-co-thuc-moi-vuc-duoc-dao-863377.ldo

Theo ANH ĐÀO (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.