Khơi thông nguồn vốn đầu tư cho điện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tổng công suất của các nguồn điện đến năm 2030 đạt khoảng 125-130GW, sản lượng điện khoảng 550-600 tỷ kWh.

Để đạt mục tiêu này, ngành điện cần đầu tư quy mô rất lớn; theo tính toán sơ bộ của Bộ Công thương, trong giai đoạn 2021-2030, nhu cầu vốn đầu tư cho ngành điện là 133,3 tỷ USD; giai đoạn 2031-2045 là 184,1 tỷ USD.

Việc thu hút đầu tư tư nhân vào các dự án điện có vai trò và ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, nguồn vốn huy động từ chủ sở hữu khó khăn do thị trường vốn chưa phát triển và doanh nghiệp khó đáp ứng yêu cầu phát hành ra công chúng, còn nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng trong nước gặp trở ngại do dự án năng lượng đòi hỏi vốn lớn.

Trong khi đó, theo Luật Các tổ chức tín dụng, tổng mức dư nợ cấp tín dụng của một khách hàng và một khách hàng cùng người có liên quan, tương ứng không vượt quá 15% và 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại. Trong khi đó, vốn cho vay đối với các dự án năng lượng là dài hạn. Đồng thời lãi suất vay vốn các ngân hàng trong nước để thực hiện dự án điện độc lập còn khá cao, chưa có các chính sách khuyến khích và hỗ trợ của Nhà nước đối với các dự án năng lượng tái tạo, dẫn đến giá điện bán cao, do đó, các dự án khó thu xếp vốn. Ngoài ra, việc đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành điện cũng còn một số vướng mắc như: vấn đề chuyển đổi ngoại tệ, chuyển tiền thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư; chuyển vốn, lợi nhuận và nguồn thu hợp pháp ra nước ngoài; rủi ro tỷ giá…

Với quy mô thị trường vốn trong nước hiện nay và ít nhất 5 năm tới, dòng vốn nội sinh của nền kinh tế chưa thể đáp ứng yêu cầu vốn cho phát triển ngành điện, thì nguồn vốn chính yếu là từ các định chế tài chính quốc tế. Nhưng dòng vốn quốc tế có tính cạnh tranh cao theo đúng quy luật cung - cầu và được vận hành theo những chuẩn mực nhất định, chặt chẽ, đòi hỏi các bên tham gia thị trường phải tuân thủ, nên cũng không dễ gọi vốn.

Dòng vốn quốc tế sẽ chỉ dịch chuyển về các quốc gia đáp ứng 3 tiêu chí: có quy mô thị trường đủ lớn, khả năng sinh lời ở mức hấp dẫn và rủi ro thấp. Với tổng mức đầu tư 13-15 tỷ USD/năm, quy mô thị trường Việt Nam được nhìn nhận là đủ sức hấp dẫn. Để tăng khả năng sinh lời và giảm rủi ro nhằm thu hút dòng vốn quốc tế, Việt Nam cần coi trọng vai trò của xếp hạng tín nhiệm quốc gia vì sẽ giúp Chính phủ, định chế tài chính và doanh nghiệp khi huy động vốn vay hoặc phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế có thể giảm được chi phí huy động. Do vậy cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của các cơ quan quản lý trong điều hành vĩ mô, nhất là về chính sách tài chính, tiền tệ và đầu tư; tiếp tục cải thiện tính công khai, minh bạch, phục vụ cho công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia… Cùng với đó, một nhiệm vụ rất quan trọng là phải phát triển thị trường vốn, tránh phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng từ hệ thống ngân hàng thương mại.  

Một vấn đề nữa không thể không nhắc đến, đó là cơ chế giá điện cần đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư, từ đó bảo đảm khả năng sinh lời cần thiết để thu hút các dòng vốn quốc tế. Trong đó, cần đẩy nhanh lộ trình thực hiện thị trường điện cạnh tranh, cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp giữa nhà sản xuất và khách hàng tiêu thụ, cơ chế đấu thầu, đấu giá cung cấp năng lượng…

Theo HÀ MY (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam
Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.