Giải thưởng báo chí quốc gia và sứ mệnh của nhà báo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hôm qua, Lễ trao giải báo chí Quốc gia 2019 đã được tổ chức, vinh danh 103 tác phẩm báo chí xuất sắc nhất. Đó không chỉ là niềm tự hào của mỗi tác giả, mỗi cơ quan báo chí có tác phẩm đoạt giải mà là niềm tự hào chung của những người làm báo Việt Nam.

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm đoạt giải. Ảnh: PV
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm đoạt giải. Ảnh: PV



Bởi lẽ, sự vinh danh hôm qua cũng là một sự khẳng định vai trò, sứ mệnh của những người làm báo trong thời đại bùng nổ thông tin, sự xuất hiện của mạng xã hội tạo ra sự cạnh tranh, giành bạn đọc giữa báo chí chính thống và những thông tin trên mạng xã hội.

Cuộc cạnh tranh ấy đặt ra một vấn đề: Báo chí sẽ tự đánh mất “mặt trận” của mình nếu như không vững vàng, nếu như không mang lại những thông tin chính xác, mang lại sự thật đáp ứng yêu cầu của bạn đọc.

Đòi hỏi về một nền báo chí chất lượng cao chưa bao giờ được đặt ra bức thiết như hiện nay mà ở đó, phóng viên, toà soạn đóng vai trò trung tâm, quyết định để gây dựng lòng tin cho công chúng, bạn đọc.

Những giải thưởng hôm qua mang lại niềm tin lớn: Đó là vẫn còn rất nhiều nhà báo chấp nhận dấn thân, nhiều cơ quan báo chí đã khẳng định bản lĩnh bằng việc đưa ra những vấn đề nóng, những vấn đề đã từng được cho là “nhạy cảm”. Những vấn đề “nóng” đặc biệt là những tuyến bài phản ánh, phê phán tiêu cực, tham nhũng, cái xấu trong xã hội được tôn vinh lại chính là sự động viên, cổ vũ các nhà báo, cơ quan báo tiếp tục trên con đường báo chí cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng từ 95 năm trước.

Để dấn thân với nghề, dấn thân phục vụ bạn đọc người làm báo phải đối mặt với nhiều áp lực, nguy hiểm. Hầu hết những tác phẩm được giải đều có giọt mồ hôi, nước mắt, thậm chí có cả máu của nhà báo.

Có một điều chắc chắn là tác giả của những bài báo được vinh danh ngày hôm qua khi đặt bút viết đều không “vì giải thưởng”. Giải thưởng báo chí không phải là đích đến của họ. Sứ mệnh của mỗi nhà báo không phải “viết báo để lấy giải thưởng” mà cao hơn đó là “góp phần xây dựng một nền báo chí giàu tính chiến đấu, giàu tính nhân văn, chuyên nghiệp hiện đại” và mục tiêu của mỗi nhà báo “làm nghề là để phục vụ lợi ích của đất nước, nhân dân”.

Khi xác định và theo đuổi sứ mệnh ấy bằng tài năng, bằng dự dấn thân, dũng cảm thì các nhà báo, các toà báo sẽ có được sự ghi nhận không chỉ là những giải thưởng mà cao hơn, đó là lòng tin của bạn đọc, của người dân.

Với những nhà báo trẻ vinh dự được đứng trên bục nhận giải thưởng hôm qua thì ghi nhận chỉ là sự khởi đầu để họ tiếp tục vai trò, sứ mệnh của mình với “tâm sáng, bút sắc, lòng trong”.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/giai-thuong-bao-chi-quoc-gia-va-su-menh-cua-nha-bao-814169.ldo
 

Theo Hoàng Lâm (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giải nhiệt cho đô thị

Giải nhiệt cho đô thị

Hầu hết các đô thị ở phía nam hiện đang rất bức bối với các ngày nắng nóng cực đoan, khi mà nhiều nơi nhiệt độ không khí ngoài đường phố có lúc ghi nhận lên đến 44 - 45 độ C.
Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.