Ngăn tham nhũng từ gốc rễ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Gốc rễ khỏe mạnh thì cành ngọn sẽ tốt tươi. Để quan chức 'không thể tham nhũng', có lẽ chúng ta nên tiếp thu và áp dụng triệt để kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát tài sản và kiểm soát quyền lực.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng - trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng (Ban chỉ đạo) - đặt ra cho năm cuối nhiệm kỳ của Ban chỉ đạo (2020) là tiếp tục tập trung đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và phòng chống tham nhũng, từng bước hình thành cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng.
Đây cũng chính là mong muốn của đại đa số người dân Việt Nam, là con đường mà nhiều quốc gia văn minh đã đi đến đích, giữ cho bộ máy chính quyền trong sạch và hoạt động công vụ lành mạnh.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, công tác phòng chống tham nhũng đã trải qua chặng đường dài, với dấu ấn đặc biệt trong công tác đấu tranh, tức là "chống", qua hình ảnh "củi" và "lò" được dư luận cảm nhận rõ ràng.
Việc xử lý nghiêm khắc tội phạm tham nhũng và các hành vi liên quan đến tham nhũng được dư luận trong nước và quốc tế hoan nghênh, nhân dân ủng hộ, tin tưởng vào quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta.
Nhưng mặt khác, từ đại án này đến đại án khác, cũng cho thấy rõ rằng một khi để xảy ra tham nhũng là mất tiền, mất người, mất uy tín, suy giảm niềm tin..., dù có xử lý đến như thế nào thì cũng không thu lại trọn vẹn được.
Chính vì vậy, cả lý thuyết và thực tiễn đều cho kết luận: để triệt tiêu tham nhũng thì "chống" và "phòng" phải song hành với nhau, "chống" quyết liệt phải đồng thời với "phòng" hiệu quả. "Chống" là xử lý phần "ngọn", "phòng" mới là xử lý phần "gốc". Gốc rễ khỏe mạnh thì cành ngọn sẽ tốt tươi.
Để quan chức "không thể tham nhũng", có lẽ chúng ta nên tiếp thu và áp dụng triệt để kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát tài sản và kiểm soát quyền lực.
Chừng nào toàn bộ tài sản, thu nhập của quan chức chưa bị kiểm soát chặt, không gắn với trách nhiệm giải trình thực chất, hiệu quả; chừng nào chưa theo dõi hết được sự dịch chuyển, biến động của toàn bộ tài sản trong xã hội, chưa áp dụng được các biện pháp cơ bản như thanh toán qua tài khoản, sử dụng triệt để công cụ thuế thì khi đó vẫn khó ngăn ngừa triệt để vấn nạn tham nhũng.
Ngày 20-11-2018, trước khi Quốc hội thông qua Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có báo cáo giải trình: "Nhiều ý kiến đại biểu tán thành với phương án xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc thông qua trình tự xem xét, giải quyết tại tòa án; nhiều ý kiến tán thành với phương án xử lý thông qua thu thuế; nhiều ý kiến đề nghị giữ như quy định của pháp luật hiện hành, theo đó tài sản, thu nhập này sẽ bị xử lý khi cơ quan có thẩm quyền chứng minh được là do phạm tội, vi phạm pháp luật mà có".
Tuy vậy, không có biện pháp mới nào được đưa vào luật.
Lý do: "Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy do chưa đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao nên nội dung này cần được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, khi đã đủ điều kiện chín muồi, phù hợp thực tiễn, bảo đảm tính khả thi thì mới nên quy định vào luật".
Chỉ một ví dụ nêu trên cho thấy nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện thể chế phòng chống tham nhũng không hề đơn giản. "Chống" đã khó khăn, "phòng" thậm chí còn khó khăn hơn. Do vậy, đòi hỏi phải có quyết tâm cao hơn cả những gì đã làm để hiện thực hóa nhiệm vụ gốc rễ này.
Lê Kiên (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam
Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.