Làm tròn trách nhiệm "giữ lửa" thông tin

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Giữa ngập tràn sắc hoa và những lời chúc mừng nồng nhiệt nhân kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6, người làm báo luôn ý thức nâng cao trách nhiệm của mình trước sự tin tưởng, kỳ vọng của cả xã hội để sẵn sàng dấn thân vì sự nghiệp, làm tròn trách nhiệm là người “giữ lửa” thông tin. 
Bởi cho dù công nghệ phát triển, người làm báo có thể sẽ đỡ vất vả hơn, xã hội cũng có nhiều cách để tiếp cận thông tin hơn, nhưng với người làm báo, đạo đức nghề nghiệp mới là giá trị cốt lõi.  
Không ai có thể phủ nhận sự tiện ích của công nghệ đối với đời sống con người. Với giới báo chí, điều đó càng có ý nghĩa hơn. Người làm báo bây giờ đã thuận lợi hơn nhiều so với vài chục năm trước nhờ sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ. Tuy nhiên, đâu là bản chất, hiện tượng; phân tích, lý giải, phản biện vấn đề như thế nào để định hướng đúng cho dư luận xã hội... thì lại tùy thuộc vào khả năng nắm bắt, nhận định và bản lĩnh của mỗi nhà báo trước một môi trường đầy rẫy thông tin.
Một nhà báo tốt không chỉ biết giữ cho “tròn mình” mà phải nhạy bén và bản lĩnh để “bắt mạch” cuộc sống, thông tin phù hợp, hiệu quả tới công chúng. Hay nói cách khác là bằng trí tuệ và lòng say mê nghề nghiệp, nhà báo chân chính phải làm tròn trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mình để không phụ lòng tin, sự kỳ vọng của nhân dân. Đó chính là đạo đức dấn thân của nhà báo. 
  Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong một lần gặp mặt báo chí đã chia sẻ rằng: “Người làm báo chân chính phải biết phát huy vai trò phản biện của báo chí trên tinh thần xây dựng. Nói, viết cái gì phải có trách nhiệm, đúng lúc, đúng chỗ và tuân thủ pháp luật, không vì cái lợi trước mắt mà giật gân câu khách, phải biết lấy việc ngợi ca cái đẹp để dẹp bỏ cái xấu, biết lan tỏa những giá trị cao cả, tạo niềm tin, sự phấn khởi, lạc quan trong xã hội, tạo động lực thúc đẩy công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc”.
Báo chí phải nhanh nhạy, chính xác, phải thể hiện tinh thần trọng dân, gần dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân, phản ánh kịp thời, trung thực những nguyện vọng của dân; phát huy vai trò nòng cốt trong việc phản bác lại những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, tích cực đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; bác bỏ những luận điệu bịa đặt, bôi nhọ, chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết trong xã hội. “Ngòi bút của nhà báo phải là thứ vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà” (Chủ tịch Hồ Chí Minh).
Trong thời đại thông tin đa chiều, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, trách nhiệm của nhà báo là phải biết chọn lọc thông tin, định hướng dư luận, dẫn dắt nhân tâm, đưa công chúng đến với những giá trị chân-thiện-mỹ, xây dựng môi trường thông tin lành mạnh, tin cậy. Kiến thức giúp nhà báo phát hiện những bất thường trong chuỗi sự kiện mà thoạt nhìn, tưởng chừng như hợp lý. Còn cái tâm trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng sẽ giúp nhà báo tự tin, sẵn sàng dấn thân vì sự nghiệp và không bị những cám dỗ tầm thường quật ngã.
Chúng ta có thể chạnh lòng vì đâu đó vẫn còn những người nhân danh nhà báo đi vòi vĩnh, tống tiền doanh nghiệp. Nhưng yên tâm, đó chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”. Tuyệt đại đa số trong gần 18.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề vẫn kiên định lập trường, không làm “nhà báo hai mặt”. Ở đâu có sự kiện, ở đó nhà báo có mặt kịp thời. Họ luôn sát cánh cùng các chiến sĩ nơi đảo xa gìn giữ biển trời Tổ quốc; họ cũng lặn lội đêm hôm cùng Bộ đội Biên phòng và các lực lượng chức năng khác trên mặt trận chống buôn lậu; họ sẵn sàng chấp nhận đánh đổi sự bình an của riêng mình để có mặt trên trận tuyến cam go đấu tranh chống tham nhũng, tệ nạn xã hội, bảo vệ công lý và lẽ phải. Nhà báo đã viết, đã chiến đấu bảo vệ chân lý, công bằng là luôn chính trực, là chiến đấu đến cùng!  
Làm báo là một nghề không rập theo bất kỳ khuôn mẫu nào. Cuộc sống thời công nghệ hiện đại đòi hỏi người làm báo phải đam mê, sáng tạo và cống hiến, đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn dò: “Phải luôn luôn tìm thấy trong thực tiễn sinh động của sự nghiệp vinh quang xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nguồn đề tài vô tận, chất liệu mới phong phú để sáng tạo nên những tác phẩm báo chí có chất lượng, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển ngày càng tốt đẹp hơn”.
NGUYỄN VÂN

Có thể bạn quan tâm

Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam