Độc quyền cung cấp điện, EVN đang thiếu minh bạch với người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
Giá điện tăng "khủng" trong thời gian vừa qua khiến cho nhiều người dân không khỏi bức xúc trước cách tính giá điện bất hợp lý của một đơn vị đang giữ thế độc quyền về điện.
Cách tính giá điện bất hợp lý
Dù đã có thông báo chính thức về việc giá điện tăng 8,36% từ ngày 20.3 nhưng việc hoá đơn tiền điện tháng này của nhiều hộ gia đình tăng chóng mặt vẫn khiến cho người dân không khỏi sửng sốt. 
Độc giá Nguyễn Bình cho rằng, giá điện tăng 8,36% là số liệu mà ngành điện đưa ra. Thực tế, các hộ gia đình dùng điện đều nhận ra, hoá đơn tiền điện của họ tăng gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi.
"Ngành điện nhằm đúng tháng nóng tăng giá điện, để khi dân thắc mắc thì lại kêu nắng nóng dân dùng nhiều nên hóa đơn cao", bạn đọc đặt dấu hỏi.
Một bạn đọc ở Đồng Tháp cho biết: "Chỉ xài thêm 1 quạt điện vì trời nóng mà tiền điện nhà tôi tháng này tăng 80%. Cách tính giá điện mới không hợp lý. Bộ Công thương cần sửa sai, điều chỉnh lại giá điện cho phù hợp."
Theo đó, nhiều bạn đọc không đồng tính với quan điểm Cục Điều tiết Điện lực của Bộ Công Thương cần phải có tính toán lại một biểu giá phù hợp hơn. Biểu giá điện 6 bậc như hiện tại đang thể hiện sự bất hợp lý, chưa sát với thực tế sử dụng điện của người dân.
EVN còn độc quyền, dân còn khổ
Hiện nay, ngành điện đang có tính độc quyền cao nhất, trong đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang nắm độc quyền từ mua điện, truyền tải, phân phối, bán lẻ. 
Chính sự độc quyền này, nhiều người dân cho rằng, thời gian qua, ngành điện đã mặc sức "làm gì thì làm" và rất thiếu minh bạch với người dân. 
Bạn đọc Hoài An nói: "Tại sao không cho kiểm toán độc lập vào kiểm toán toàn diện ngành điện. Bởi lẽ ngành điện được cho là thu chi thiếu minh bạch, định giá bán điện bất hợp lý, không công khai rõ ràng lại còn muốn bảo mật về giá....Người dân hoài nghi thắc mắc nhưng luôn được Bộ Công Thương ưu ái bao che. Tôi cho rằng, đã đến lúc công khai mọi vấn đề nếu còn độc quyền ngành điện thì người dân càng bị thiệt thòi..."
Ngoài ra, nhiều người cũng bày tỏ sự bức xúc vì cho rằng, người dân đang phải chịu giá điện tăng để bù lỗ cho các hoạt động kinh doanh ngoài ngành của điện lực.
"Thật bất công! Còn độc quyền là còn khổ nhân dân. Tôi cho rằng, chúng ta nên noi gương ngành di động và so sánh giá cước điện thoại trước và sau khi tự do thị trường, cả chất lượng và giá cước di động đều được cải thiện rất nhiều, cả doanh nghiệp và nhân dân đều hưởng lợi", bạn đọc Trần Nam nói.  
Đồng tính với quan điểm trên, bạn đọc Minh Hùng cho rằng, trước đây gần 20 năm, VNPT tính giá cuộc gọi 2,900/ phút, họ kêu lỗ, không thể giảm giá.
Khi bắt đầu có Viettel, Beeline, Vietnammobile..., hiện tại Mobifone cho gọi ngoài mạng 1.000 phút miễn phí mỗi tháng, 2G dữ liệu free và chỉ phải trả 300.000 /tháng, vẫn lãi. Trong đó, Viettel họ tự xây dựng từ đầu tất cả cơ sở hạ tầng và họ... lãi lớn.
Tất nhiên hoàn cảnh và tích lũy về tiền, điều kiện kĩ thuật, hạ tầng viễn thông... sau gần 20 năm là 1 câu chuyện, nhưng nếu tham chiếu từ góc độ ngành viễn thông, thì trong trường hợp ngành điện làm theo bài học ấy, sau 20 năm ta sẽ thu được kết quả gì và nếu để y nguyên thì sao?
Bạch Dương (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam
Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.