Cô gái với nhiều mô hình trong công tác xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Suốt 4 năm qua, chị Võ Ngọc Huỳnh (xã An Hiệp, H.Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) đã thực hiện nhiều mô hình công tác xã hội, như: hỗ trợ gạo cho người nghèo, bếp ăn 0 đồng, xây cầu nông thôn…

Với vai trò Bí thư Xã đoàn An Hiệp, chị Huỳnh đã có nhiều sáng tạo khi triển khai các mô hình, chương trình đồng hành với thanh niên khởi nghiệp. Điển hình là tạo điều kiện giúp đỡ 9 đoàn viên, thanh niên tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với tổng số tiền hơn 300 triệu đồng để thực hiện hiệu quả các mô hình kinh tế như: trồng mai kiểng (ấp An Trạch), nuôi rắn ri voi (ấp Bưng Tróp A), nuôi bò thịt (ấp Phụng Hiệp), nuôi sâu canxi cho cá cảnh ăn (ấp An Tập)…

"Gần đây nhất, một thanh niên được hỗ trợ vốn 70 triệu đồng để nuôi gà Peru. Đây là mô hình mới, có tiềm năng phát triển. Hy vọng khi nhận được hỗ trợ, mô hình của bạn ngày càng mở rộng, phát triển. Qua đó, tạo thêm động lực cho đoàn viên, thanh niên khởi nghiệp", chị Huỳnh nói.

Năm 2023, chị Huỳnh triển khai mô hình "Những bước chân tình nguyện", nhằm vận động nhà hảo tâm hỗ trợ gạo, nhu yếu phẩm cho hơn 40 cụ già neo đơn. Bên cạnh đó, chị còn vận động sửa chữa, xây mới 3 căn nhà cho đoàn viên, học sinh và người già neo đơn có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí khoảng 135 triệu đồng. Để học sinh đỡ vất vả trên đường đến trường, người dân đi lại thuận tiện hơn, chị còn ra sức vận động xây mới 1 cây cầu giao thông nông thôn trị giá 250 triệu đồng tại ấp Giồng Chùa A.

Chị Huỳnh (thứ 2 từ phải sang) vận động kinh phí sửa chữa nhà cho người nghèo. ẢNH: DUY TÂN
Chị Huỳnh (thứ 2 từ phải sang) vận động kinh phí sửa chữa nhà cho người nghèo. ẢNH: DUY TÂN

Với vai trò Đội trưởng Đội chuyển đổi số cộng đồng Đoàn xã An Hiệp, chị Huỳnh còn hỗ trợ người dân tạo tài khoản dịch vụ công và hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến. Đặc biệt, chị đã tổ chức, ra mắt công trình thanh niên "Số hóa trong quảng bá lễ hội Thác Côn". Đây được xem là công trình số hóa cấp cơ sở đầu tiên của H.Châu Thành, giúp quảng bá và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. "Công trình giống như cẩm nang du lịch số rất tiện lợi và hữu ích; vừa giúp tra cứu, tìm hiểu thông tin nhanh chóng, dễ dàng, đầy đủ vừa quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống", chị Huỳnh cho biết.

Chị Huỳnh (bìa trái) đồng hành cùng quán cơm chay 0 đồng tại địa phương. ẢNH: DUY TÂN
Chị Huỳnh (bìa trái) đồng hành cùng quán cơm chay 0 đồng tại địa phương. ẢNH: DUY TÂN

Chị Huỳnh cũng là người thành lập các CLB bóng đá, bóng chuyền, múa Khmer, tạo sân chơi cho đoàn viên, thanh niên địa phương. Đặc biệt, CLB múa Khmer được địa phương hỗ trợ dàn nhạc cụ, âm thanh để biểu diễn, giúp các thành viên có đủ thiết bị để biểu diễn kiếm thêm thu nhập và phục vụ cho người dân vào những ngày lễ, tết của người Khmer.

Đầu năm 2023, chị Huỳnh phối hợp anh Dương Văn Hà mở quán cơm 0 đồng. Quán hoạt động vào các ngày thứ hai, tư, sáu hằng tuần nhằm hỗ trợ lao động nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Mỗi ngày mở cửa, quán phục vụ bà con từ 150 - 200 phần cơm.

Chị Huỳnh phát cơm cho người dân có hoàn cảnh khó khăn. ẢNH: DUY TÂN
Chị Huỳnh phát cơm cho người dân có hoàn cảnh khó khăn. ẢNH: DUY TÂN

"Kinh phí hoạt động của quán có anh Hà lo. Để quán có đủ nhân lực, tôi vận động các cô chú ở địa phương đến giúp sơ chế, nấu nướng, cùng 2 - 3 đoàn viên tình nguyện làm công việc phát cơm. Từ khi mô hình quán cơm 0 đồng được triển khai đã đem lại nhiều niềm vui cho bà con lao động nghèo. Nhiều học sinh nghèo cũng đến quán nhận cơm", chị Huỳnh cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

(GLO)- Sáng 27-10, Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công Chung kết cuộc thi Olympia cấp trường năm học 2024-2025. Chương trình được triển khai dựa trên Format của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia phát sóng trên kênh VTV3-Đài Truyền hình Việt Nam.

Học sinh phố núi sử dụng AI trong học tập

Học sinh phố núi sử dụng AI trong học tập

(GLO)- Không còn xa lạ như thuở ban đầu, giờ đây nhiều học sinh ở các trường THPT tại TP. Pleiku (Gia Lai) đã quen thuộc với việc sử dụng AI trong học tập. Từ tóm tắt văn bản, lập dàn ý cho đến tạo ra hình ảnh… đều có thể nhờ sự hỗ trợ của AI.

Những lá đơn tình nguyện nhập ngũ

Những lá đơn tình nguyện nhập ngũ

(GLO)- Hàng năm, nhiều thanh niên trong tỉnh đã viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Với mong muốn góp một phần công sức vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc, những lá đơn tình nguyện thể hiện ý thức, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước.

Khơi dậy khát vọng cống hiến trong thanh niên

Khơi dậy khát vọng cống hiến trong thanh niên

(GLO)- Trong chiến tranh, với khát vọng hòa bình, hàng triệu thanh niên xung phong ra chiến trường, hiến trọn tuổi thanh xuân cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Thời bình, mỗi người trẻ lại mang khát vọng cống hiến trí tuệ, sức lực, của cải, tinh thần để đem đến điều tốt đẹp cho cộng đồng.

An Khê: Lắng nghe trẻ em nói

An Khê: Lắng nghe trẻ em nói

(GLO)- Hàng năm, thị xã An Khê tổ chức 1 đến 2 chương trình tiếp xúc, đối thoại giữa lãnh đạo thị xã với trẻ em. Đây là dịp để các em học sinh bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và đề xuất ý kiến, kiến nghị chính đáng trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Cửa liên thông đại học sắp 'thông'

Cửa liên thông đại học sắp 'thông'

Với những quy định rõ ràng, chi tiết được thể hiện trong dự thảo Nghị định về liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân, hứa hẹn con đường liên thông sắp tới sẽ không còn nhiều điểm 'tắc' như thời gian qua.