Chàng trai kể về lần đập tường cứu người trong đám cháy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong vụ cháy nhà ở ngõ 43 Trung Kính, Q.Cầu giấy (TP.Hà Nội), chàng trai trẻ Đồng Văn Tuấn (21 tuổi) đã mặc kệ nguy hiểm, bắc thang gỗ leo lên cửa sổ tầng 2, dùng búa đập tường để cứu các nạn nhân mắc kẹt chui ra ngoài. Hành động dứt khoát và dũng cảm của Tuấn đã cứu được 3 người.

Đã gần 5 tháng trôi qua kể từ khi vụ cháy xảy ra, nhưng đến hiện tại chàng trai trẻ vẫn còn ám ảnh bởi nó đã để lại quá nhiều đau thương. Nhớ lại khoảnh khắc lúc đó, Tuấn cho biết bản thân chỉ hành động theo bản năng.

“Khi nhìn thấy hình ảnh những người bị mắc kẹt trong ngôi nhà đang cháy vẫy tay, soi đèn flash cầu cứu mình đã tri hô mọi người xung quanh hỗ trợ cứu họ. May mắn là lúc đó một anh hàng xóm có chuẩn bị sẵn búa và thang. Mình không một chút do dự lao vào cầm búa leo lên chiếc thang để đập bức tường cứu người. Mọi việc dường như đều diễn ra theo bản năng và vì lòng yêu thương đối với đồng bào trỗi dậy. Lúc đó, chỉ biết chạy đến cứu người chứ không nghĩ được gì khác”, Tuấn kể lại.

Tuấn là chàng trai đã dùng búa đập tường và cứu được 3 nạn nhân trong vụ cháy ở Trung Kính. Ảnh NVCC
Tuấn là chàng trai đã dùng búa đập tường và cứu được 3 nạn nhân trong vụ cháy ở Trung Kính. Ảnh NVCC

Hôm ấy, sau khi cứu được mọi người thoát khỏi đám cháy, Tuấn về phòng ngủ tới gần trưa dậy mới biết việc làm của mình được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. Chàng trai bày tỏ: “Lúc ấy, mình nghĩ cứu người xong là thôi chứ không nghĩ là bản thân sẽ nhận được gì hay mất gì sau hành động đó. Cũng chẳng dám nghĩ là việc làm của mình sẽ được lan tỏa nhiều như vậy”.

Sau hành động dũng cảm cứu người hôm đó, cuộc sống của Tuấn cũng thay đổi theo một chiều hướng rất tích cực. “Mình được nhiều người biết đến và yêu quý. Bản thân mình cũng từ một người ít để ý đến mọi thứ đã chuyển sang quan tâm nhiều hơn đến những điều tốt đẹp và tích cực quanh mình”, chàng trai gen Z tâm sự.

Tuấn chia sẻ rằng bản thân sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Nam Định. Ba Tuấn mất sớm từ khi chàng trai mới 3 tuổi, kể từ đó 2 mẹ con nương tựa nhau. “Sau khi học hết lớp 9, vì điều kiện gia đình quá khó khăn nên mình nghỉ và vào tỉnh Bình Dương làm việc để kiếm tiền. Sau vài tháng thì trở về Hà Nội vì muốn ở gần mẹ hơn”, Tuấn kể.

Tuấn nhận được giấy khen của địa phương vì đã có hành động dũng cảm cứu người. Ảnh NVCC
Tuấn nhận được giấy khen của địa phương vì đã có hành động dũng cảm cứu người. Ảnh NVCC

Vì sinh ra trong một gia đình khó khăn nên từ nhỏ bản thân Tuấn và gia đình cũng nhận được sự giúp đỡ từ mọi người. Chính vì vậy, mà bây giờ chàng trai trẻ muốn trao lại sự giúp đỡ mình từng được nhận cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Ngoài việc cứu người trong vụ cháy nhà ở Trung Kính vừa rồi, Tuấn còn tham gia vào nhóm Hà Nội Xanh, góp sức làm sạch môi trường. Bên cạnh đó, trong đợt bão, lũ vừa qua, Tuấn cũng xông pha vào những vùng ngập lụt ở Yên Bái, Sóc Sơn, Tuyên Quang để hỗ trợ bà con.

Mẹ là nguồn động lực lớn nhất của Tuấn. Ảnh NVCC
Mẹ là nguồn động lực lớn nhất của Tuấn. Ảnh NVCC

Với phương châm sống "Lá lành đùm lá rách", chàng trai trẻ luôn mong muốn tạo nên một hình ảnh tích cực để truyền cảm hứng về tinh thần tương thân tương ái đến với mọi người. “Hoàn cảnh gia đình mình không phải là khá giả nhưng vẫn có thể hỗ trợ, giúp đỡ bà con trong khả năng. Bằng những việc làm nhỏ bé thôi nhưng mình cũng thấy rất hạnh phúc”, Tuấn chia sẻ.

Với những việc làm ý nghĩa đó, Tuấn là một trong những cá nhân được trao tặng giải thưởng Thanh niên sống đẹp 2024. Chàng trai bày tỏ: “Thật sự không nghĩ bản thân sẽ nhận được giải thưởng này vì mình chỉ dùng sức lực để hỗ trợ bà con thôi, giúp được gì thì làm. Cho nên, khi nhận được giải thưởng cao quý này mình rất bất ngờ, nhưng cũng vui vì việc làm của mình lan tỏa được những điều tích cực”.

Đồng Văn Tuấn nhận giải thưởng "Thanh niên sống đẹp" 2024. Ảnh chụp màn hình
Đồng Văn Tuấn nhận giải thưởng "Thanh niên sống đẹp" 2024. Ảnh chụp màn hình

Tuấn cho biết giải thưởng Thanh niên sống đẹp có ý nghĩa rất lớn và đó cũng sẽ là động lực để anh chàng cố gắng làm thêm nhiều việc tốt hơn nữa. Ngoài ra, trước đó Tuấn còn nhận Huy hiệu "Tuổi trẻ dũng cảm" của T.Ư Đoàn; bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định; giấy khen của Giám đốc Công an TP.Hà Nội...

Giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” là giải thưởng cao quý của T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam được tổ chức hàng năm cùng với sự phối hợp của Công ty TCP Việt Nam, nhằm tôn vinh những thanh niên tiêu biểu, có việc làm, nghĩa cử cao đẹp, mang tính nhân văn, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, chia sẻ khó khăn với cộng đồng, xã hội; từ đó xây dựng những tấm gương thanh niên sống đẹp, lan tỏa những hành động hay, những câu chuyện đẹp, tạo động lực cho thanh niên và cộng đồng học tập, noi theo.

Theo Thảo Phương (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Các thành viên Tổ truyền thông cộng đồng làng Sur A (xã Ia Ko) trao đổi kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe sinh sản với chị Rơ Mah Beh (thứ 2 từ phải sang). Ảnh: Q.T

Chư Sê đẩy mạnh truyền thông xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới

(GLO)- Sau hơn 3 năm triển khai Dự án 8 Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, hoạt động tuyên truyền xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Chư Sê đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Người trẻ ngày càng mất tập trung?

Người trẻ ngày càng mất tập trung?

Nhiều ý kiến cho rằng trong thời đại công nghệ số, khi thông tin tràn lan và dễ dàng tiếp cận, khả năng tập trung của người trẻ ngày càng giảm dần. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và làm việc mà còn tác động đến chất lượng cuộc sống.
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.
Đừng vội nản lòng

Đừng vội nản lòng

(GLO)- Ai trồng cây cũng mong đến ngày hái quả. Người ta khi làm việc gì cũng đều mong gặt hái được kết quả. Điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi. Vậy nên, đừng vội nản lòng khi kết quả mình mong đợi chưa đến.