Khơi dậy khát vọng cống hiến trong thanh niên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong chiến tranh, với khát vọng hòa bình, hàng triệu thanh niên xung phong ra chiến trường, hiến trọn tuổi thanh xuân cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Thời bình, mỗi người trẻ lại mang khát vọng cống hiến trí tuệ, sức lực, của cải, tinh thần để đem đến điều tốt đẹp cho cộng đồng.

Không cần là những việc làm quá to tát, chỉ một hành động nhỏ ý nghĩa hàng ngày của mỗi bạn trẻ cũng tạo nên chuyển biến tích cực. Mới đây, với thông điệp “Nhặt rác để sống khác”, nhóm tình nguyện Hành trình sẻ chia (TP. Pleiku) đã tiến hành thu gom rác tại khu vực đồi thông Ia Dêr (huyện Ia Grai).

Trước đó, ở khu vực núi Đá (phường Ia Kring, TP. Pleiku) hay đập Tân Sơn (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh)… cũng đã từng in dấu chân của các bạn trẻ tình nguyện nhặt rác.

khoi-day-khat-vong-cong-hien-897.jpg
Thầy-cô giáo và các bạn cỗ vũ tinh thần cho Nguyễn Quốc Nhật Minh trước vòng thi chung kết “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 24. Ảnh: Trần Dung

Cùng với tuổi trẻ cả nước, thế hệ trẻ ở Gia Lai ngày càng hội nhập, khát khao được cống hiến. Vừa qua, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky đã được thành lập. Công ty do anh Lê Văn Phúc-Chủ nhiệm nhóm từ thiện Fly To Sky, Phó Trưởng ban Thường trực Mạng lưới Tình nguyện Quốc gia khu vực miền Nam làm Giám đốc.

Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. Và người trẻ đứng đầu doanh nghiệp này mang theo hoài bão cao đẹp là có thể đóng góp 100% lợi nhuận sau thuế cho những mục tiêu đã cam kết.

Hẳn chúng ta vẫn chưa thể quên được không khí hào hứng, sôi động, náo nhiệt khi em Nguyễn Quốc Nhật Minh (Trường THPT chuyên Hùng Vương) lần đầu tiên đem cầu truyền hình của sân chơi trí tuệ Đường lên đỉnh Olympia về phố núi. Và không riêng Nhật Minh, thế hệ trẻ của tỉnh nhà cũng đang dần vươn mình ra “biển lớn”, khẳng định bản thân ở các sân chơi trí tuệ, cuộc thi khoa học kỹ thuật, thi năng khiếu, thi đấu thể thao… từ cấp khu vực, toàn quốc cho đến quốc tế.

Hàng ngàn thanh niên khác cũng đang nỗ lực không ngừng trong nghề nghiệp, lao động, học tập, trên hành trình khởi nghiệp, phát triển kinh tế… Những thành quả của họ đã đem lại niềm vinh dự, tự hào và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của quê hương.

Tuy vậy, bên cạnh sự nỗ lực của số đông thì vẫn còn một bộ phận thanh niên suy thoái tư tưởng, thiếu lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, có lối sống thực dụng, không lành mạnh, không chấp hành theo pháp luật... Vì vậy, để khơi dậy khát khao cống hiến thì việc giáo dục lịch sử dân tộc, lý tưởng cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc cần phải đặt lên hàng đầu.

Các ngành, địa phương, trường học cần đa dạng phương pháp giáo dục, tạo điều kiện để thế hệ trẻ được tiếp xúc, tìm hiểu lịch sử, truyền thống cách mạng. Ngoài ra, việc kịp thời biểu dương, khen thưởng những hành động đẹp, thành tích tốt trên các lĩnh vực cũng là cách ghi nhận, tạo động lực thúc đẩy thanh-thiếu niên tiếp tục phát huy năng lực, nuôi dưỡng khát khao được cống hiến hơn nữa.

Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần có nhiều hình thức tổ chức chương trình, nội dung phong phú, đa dạng, phù hợp với thế hệ trẻ. Điều này đã được Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nêu rõ: “Xây dựng môi trường, điều kiện học tập, lao động, giải trí, rèn luyện để phát triển lành mạnh, toàn diện, hài hòa cả về trí tuệ, thể chất và giá trị thẩm mỹ. Tạo động lực cho thanh niên xung kích trong học tập, lao động sáng tạo, khởi nghiệp, lập nghiệp; làm chủ các kiến thức khoa học-công nghệ hiện đại, phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Dù ở bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào, mỗi thanh niên cần luôn giữ cho bản thân “tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn”. Từ đó nêu cao tính tiên phong, tinh thần trách nhiệm, đi đầu trong lao động sản xuất, sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ; tình nguyện trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, việc khó, việc mới; sẵn sàng chia sẻ vì cộng đồng; sẵn sàng cống hiến sức trẻ để dựng xây và bảo vệ Tổ quốc.

Có thể bạn quan tâm

"Bữa sáng yêu thương" do Đoàn phường Cheo Reo triển khai đã giúp các em học sinh nghèo thêm yêu trường, mến lớp, đi học chuyên cần. Ảnh: V.C

Mang "Bữa sáng yêu thương" đến với học sinh nghèo

(GLO)- Những “Bữa sáng yêu thương” do tuổi trẻ phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) triển khai tại 2 điểm lẻ của Trường Mầm non Hoa Hồng đã và đang lan tỏa tình yêu thương, giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, tiếp tục gắn bó với trường lớp.

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

(GLO)- Những tháng cuối năm 2024, “hộp mù” Baby Three là từ khoá hot nhất trên mạng xã hội. Giới trẻ Gia Lai cũng không nằm ngoài xu hướng khi ngày càng có nhiều người hưởng ứng trào lưu và nhiều điểm bán sẵn sản phẩm “mọc lên” trên khắp Phố núi.

Xu hướng kết hôn muộn có đáng lo?

Xu hướng kết hôn muộn có đáng lo?

Trước đây, thời ông bà, cha mẹ, “trai 18, gái 20” là đến tuổi dựng vợ, gả chồng. Đến thế hệ 7X, 8X, giai đoạn 20-25 tuổi là độ tuổi đẹp nhất để yêu và kết hôn. Song hiện nay, nhiều bạn trẻ 9X ngoài 30 tuổi vẫn chưa vội yêu và lập gia đình.

Khi Gen Z la cà trên mạng - Bài cuối: Cách nào không lạc lối trong thế giới ảo?

Khi Gen Z la cà trên mạng - Bài cuối: Cách nào không lạc lối trong thế giới ảo?

Để giúp thế hệ gen Z tránh bị lạc trong những mê cung trên mạng xã hội, các chuyên gia về truyền thông xã hội, tâm lý học đã đưa ra những khuyến nghị giúp nâng cao khả năng quản trị cảm xúc và “chậm lại” đi tìm những giá trị thông tuệ, góp phần xây dựng một xã hội vững bản sắc.

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.