Gương sáng học nghề trong thanh niên dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Những năm qua, nhờ chính sách thu hút trong đào tạo nghề, nhiều thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã tìm được hướng đi đúng và có việc làm ổn định. Họ trở thành những tấm gương sáng, lan tỏa tinh thần lập thân, lập nghiệp ở buôn làng.

1. Rlan Pin sinh năm 2004 trong một gia đình nghèo ở xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê. Năm Pin lên lớp 9, tưởng chừng em đã phải dừng lại việc học. Thế nhưng, nhờ sự đồng hành, giúp đỡ của cô giáo chủ nhiệm lớp, Pin đã tốt nghiệp THCS và được cô định hướng theo học nghề Hàn (trình độ trung cấp) tại Trường Cao đẳng Gia Lai. Tại đây, Pin không chỉ được miễn học phí do vừa mới tốt nghiệp THCS mà hàng tháng, em còn nhận được mức hỗ trợ bằng 1 tháng lương cơ sở vì là học sinh người DTTS và gia đình thuộc diện hộ nghèo.

Em Rlan Pin (thứ hai từ phải sang) chụp cùng cô giáo chủ nhiệm năm lớp 9 và giáo viên Trường Cao đẳng Gia Lai trong ngày nhận bằng tốt nghiệp. Ảnh: Nguyễn Thảo
Em Rlan Pin (thứ hai từ phải sang) chụp cùng cô giáo chủ nhiệm năm lớp 9 và giáo viên Trường Cao đẳng Gia Lai trong ngày nhận bằng tốt nghiệp. Ảnh: Nguyễn Thảo

Hiểu được hoàn cảnh gia đình nên Pin luôn cố gắng chăm chỉ học hành. Trong quá trình học tập tại trường và thực tập tại doanh nghiệp, em cũng được giáo viên đánh giá rất cao. Nhận xét về cựu học sinh Rlan Pin, thầy Dương Xuân Quảng-giảng viên Khoa Cơ khí-Xây dựng (Trường Cao đẳng Gia Lai) cho hay: “Pin là một học sinh chăm ngoan, có ý thức tổ chức kỷ luật. Trong quá trình học tại trường, em rất chịu khó học hỏi, nhận thức tốt và tay nghề vững”.

Năm 2022, sau khi tốt nghiệp, Pin được nhận vào làm chính thức tại Công ty cổ phần QH Plus (Vũng Tàu)-nơi em thực tập-và gắn bó với công việc đó cho đến tận bây giờ. Làm việc ở công ty lớn, Pin được hưởng chế độ đãi ngộ tốt và tham gia nhiều hoạt động team building cũng như các khóa bồi dưỡng, tập huấn…; qua đó, tư duy, nhận thức của em ngày càng được mở rộng và nâng cao. Giờ đây, Pin đã có thu nhập ổn định, đủ để phụ giúp bố mẹ ở quê và tiết kiệm cho tương lai.

Ông Trần Văn Khánh-Trưởng phòng Nhân sự, Công ty cổ phần QH Plus-đánh giá: “Rlan Pin là một công nhân trẻ có tinh thần làm việc nhiệt tình, chăm chỉ. Em được bố trí làm việc đúng với nghề đã học nên hiệu quả công việc khá cao. Ngoài công việc chính tại xưởng, Pin còn hăng hái tham gia các hoạt động văn nghệ, ngoại khóa hay các buổi tập huấn mà công ty tổ chức”.

Nói về dự định trong tương lai, chàng trai 20 tuổi Rlan Pin chia sẻ: “Ngoài công việc chính ở công ty, em đang dành thời gian học tiếng Anh và làm nội dung video để xây dựng thương hiệu cá nhân. Em muốn có nhiều cơ hội học tập và trải nghiệm hơn nữa trong tương lai, vì em tin rằng, người thắng cuộc là những người kiên trì với mục tiêu của mình đến cùng”.

2. Em Hồ Văn Sinh (SN 2002) là người dân tộc Cor, đến từ huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. Năm 2021, sau khi tốt nghiệp THPT, Sinh lựa chọn học cao đẳng thay cho đại học để tiết kiệm chi phí và thời gian học tập. Biết được Trường Cao đẳng Gia Lai có đào tạo ngành Công nghệ Hàn-một ngành đang “khát” lao động và có nhiều triển vọng trong tương lai, Sinh đã đăng ký theo học.

“Trong thời gian học tập tại Trường Cao đẳng Gia Lai, em được các thầy cô tận tình chỉ dạy. Đặc biệt, em được tiếp xúc với nhiều máy móc thiết bị và thực hành cả trong lớp lẫn thực tế nên có cơ hội để rèn kỹ năng. Thời gian cuối tuần, em còn xin theo phụ việc cho các thầy trong khoa để nâng cao tay nghề và có thêm kinh nghiệm”-Sinh nói.

Em Hồ Văn Sinh làm việc tại công trường thuộc công ty Lilama 18.1 tại Nha Trang (Khánh Hòa). Ảnh: NVCC

Em Hồ Văn Sinh làm việc tại công trường thuộc công ty Lilama 18.1 tại Nha Trang (Khánh Hòa). Ảnh: NVCC

Năm 2023, Sinh tốt nghiệp. Sau kỳ thực tập tại doanh nghiệp, em được tư vấn ở lại làm việc cho Công ty cổ phần Lilama 18.1 tại Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa). Nói về công việc hiện tại của mình, Sinh cho biết: “Hiện em đang làm thợ hàn với mức thu nhập từ 10-15 triệu đồng/tháng, tùy thời gian làm việc. Thời gian thực tập tại Công ty giúp em cảm thấy tự tin hơn về kỹ năng khi được nhận vào làm chính thức. Tuy nhiên, em vẫn đang tích cực học hỏi thêm để nâng cao tay nghề, từng bước đáp ứng yêu cầu công việc”.

Anh Nguyễn Đức Thịnh-Tổ trưởng Tổ Hàn (Công ty cổ phần Lilama 18.1) cho hay: “Sinh tham gia thực tập tại công ty từ năm 2022. Sau khi tốt nghiệp, công ty đã kiểm tra, đánh giá năng lực và nhận Sinh vào làm việc chính thức. Sinh là một công nhân có tay nghề vững, làm việc chăm chỉ và có ý thức kỷ luật lao động cao. Em cũng có tinh thần cầu thị và ham học hỏi nên được Ban lãnh đạo cũng như đồng nghiệp quý mến”.

... Có thể nói, nhờ học đúng nghề, phù hợp với năng lực của bản thân và điều kiện kinh tế gia đình mà Rlan Pin và Hồ Văn Sinh nói riêng, nhiều thanh niên DTTS khác nói chung, đã tìm được việc làm tốt với mức thu nhập ổn định. Sự thành công của các em đã trở thành động lực, nguồn cảm hứng cho những thế hệ thanh niên DTTS ở buôn làng mình tiếp tục vững tin chinh phục con đường tri thức, sẵn sàng lập thân, lập nghiệp để góp phần xây dựng gia đình, quê hương ngày càng phát triển.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng-chống sử dụng ma túy cho học sinh Trường THCS Trưng Vương

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng-chống sử dụng ma túy cho học sinh Trường THCS Trưng Vương

(GLO)- Ngày 9-11, tại Trường THCS Trưng Vương (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Liên Chi đoàn Tòa án nhân dân-Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Pleiku phối hợp cùng Đoàn Cơ sở Công an TP. Pleiku và Liên đội Trường THCS Trưng Vương tổ chức phiên tòa giả định với chủ đề “Ma túy-nỗi đau của mọi người”.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.