Góc nhìn phóng viên:

Khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Có lẽ chưa khi nào tại TP.Đà Nẵng, câu chuyện về tăng cường kỷ luật, kỷ cương, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy… trong một bộ phận cán bộ được nhắc nhiều như thời gian vừa qua.

Ngay từ tháng 10.2023, khi Thành ủy Đà Nẵng ban hành Chỉ thị 34 về tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính được ban hành, các địa phương đã rốt ráo tuyên truyền, thực hiện. Quyết tâm trị "căn bệnh" này cũng được lãnh đạo TP nêu cao khi lấy chủ đề năm 2024 là "Năm đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương…". Cũng từ đó, nhiều mô hình, cách làm hay của TP.Đà Nẵng ra đời và được dư luận đánh giá cao.

Chẳng hạn, ngày 6.5 vừa qua, cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Chỉ thị 34 do Ban Tuyên giáo Thành ủy chính thức diễn ra trên Trang thông tin điện tử Thành ủy Đà Nẵng. Thông qua cuộc thi, ban tổ chức mong muốn "gặt" được những giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả Chỉ thị 34 trên các lĩnh vực, như: xây dựng Đảng, chính quyền, cải cách hành chính, chuyển đổi số, đạo đức công vụ… Cuộc thi cũng nhằm tìm ra những mô hình, sáng kiến nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả; giảm thời gian, công sức cho cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Đáng chú ý, Cục Thuế TP.Đà Nẵng đã tổ chức cho 100% cán bộ, công chức trong đơn vị ký cam kết thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; chấp hành kỷ luật, kỷ cương và không vi phạm pháp luật, không tham nhũng, không gây phiền hà nhũng nhiễu cho người nộp thuế; khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy. Cục Thuế TP.Đà Nẵng còn chủ động khảo sát mức độ hài lòng của người nộp thuế đối với cơ quan thuế với phương châm "lấy sự hài lòng của người nộp thuế làm thước đo chất lượng phục vụ của cơ quan thuế".

Chỉ thị 34 của Thành ủy Đà Nẵng như một "cuộc vận động" để chỉnh đốn thái độ làm việc của cán bộ. Tất nhiên, để cuộc vận động trở thành liều thuốc đủ sức đẩy lùi "bệnh" đùn đẩy, né tránh và tác động từ ý thức cho đến trách nhiệm từ phía những "công bộc của dân", còn đòi hỏi tính thực tế, sự sáng tạo ở mỗi cấp, mỗi ngành.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ đúng, hành động đúng

Chia sẻ đúng, hành động đúng

Vào thời điểm này, người dân cả nước đều hướng trái tim về miền Bắc. Mọi người đều mong muốn được chung tay sẻ chia cùng đồng bào đang hoạn nạn, nhưng chúng ta cũng nên hiểu và thực hiện đúng những quy định, nguyên tắc để có thể đảm bảo an toàn.
Trước thảm họa

Trước thảm họa

Làng Nủ-ở nơi rừng sâu, núi thẳm; sau cơn bão trở thành cái tên mang nhiều xót xa với đồng bào cả nước. Thảm họa từ thiên tai luôn là thách thức với nhân loại, nhiều khi nó vượt khỏi tầm dự phòng, quản trị.
Sau bão

Sau bão

Vậy là chiều tối qua, bão số 3 (YAGI) có cường độ mạnh nhất 30 năm trở lại đây đã đổ bộ vào Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh Bắc bộ nước ta.
Ý thức rõ trước thiên tai

Ý thức rõ trước thiên tai

Có thể nói, đến chiều qua, mọi công tác ứng phó với cơn bão số 3 gần như đã hoàn tất. Sự chủ động được phát đi từ trung ương, địa phương và cụ thể từng người dân trong vùng bị ảnh hưởng.