Vì môi trường lành mạnh cho học sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đó là việc kiểm soát bán thực phẩm trước cổng trường từ chỗ "phi tiêu chuẩn" phải chuyển sang chế độ "tiêu chuẩn".

Lẽ ra đừng đợi đến lúc xảy ra nhiều vụ học sinh ngộ độc thực phẩm hàng rong đến mức phải nhập viện cấp cứu như ở Khánh Hòa vừa qua thì xã hội, nhà trường và các cơ quan quản lý liên quan mới giật mình lo lắng.

Ai đời, "bủa vây" cổng trường là lực lượng hàng rong các loại, bán đồ ăn mà không hề có kiểm soát gì về vệ sinh an toàn thực phẩm. Chưa bàn đến chuyện nguồn gốc thực phẩm, nội cái cách người bán hàng tay để trần bốc thức ăn cho người mua, rồi cũng dùng chính tay ấy lấy tiền thối tiền đã đủ thấy "ớn lạnh" với nguy cơ nhiễm trùng thực phẩm.

Rồi quanh trường học chẳng khó để thấy những địa điểm kinh doanh, dịch vụ mà nếu chúng ta thật sự quan tâm đến nền tảng giáo dục thì chắc chắn phải bận tâm. Quán bán thuốc lá gần trường học sẵn sàng bán cho học trò mà không cần bận tâm đến quy định pháp luật về cấm bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi. Thậm chí, dư luận từng phản ánh có nơi gần trường học, hàng quán bán cả shisha. Rồi là nhiều loại mua bán, dịch vụ nhạy cảm khác.

Tất nhiên, phụ huynh luôn cần giúp con cái có ý thức tự bảo vệ sức khỏe trong sinh hoạt ăn uống. Nhưng rõ ràng, trách nhiệm của những cơ quan chức năng, chính quyền địa phương vẫn rất quan trọng.

Đó là việc kiểm soát bán thực phẩm trước cổng trường từ chỗ "phi tiêu chuẩn" phải chuyển sang chế độ "tiêu chuẩn". Nghĩa là, dù có là hàng rong đi chăng nữa, thì người bán dứt khoát phải được kiểm soát tối thiểu bằng những tiêu chí rõ ràng về vệ sinh an toàn thực phẩm và điều kiện hành nghề. Có tiêu chuẩn không hẳn đã đảm bảo 100% lực lượng bán hàng rong tuân thủ, nhưng điều đó sẽ tạo ra tác động điều hướng quan trọng để hoạt động kinh doanh hàng rong hạn chế dần sự tùy tiện và tình trạng phi kiểm soát.

Chính quyền địa phương cũng cần để mắt đến những cơ sở mua bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ "nhạy cảm" với học sinh gần trường học. Ngành giáo dục cũng cần chủ động phản ánh với cơ quan chức trách về tình hình chấp hành các quy định liên quan việc kiểm soát hoạt động kinh doanh "nhạy cảm" gần trường học chưa? Nhà trường phải là nơi cần luôn sớm lên tiếng phản ánh, yêu cầu kiểm tra thực tế, đề nghị nhà chức trách vào cuộc vì mục tiêu bảo vệ môi trường giáo dục và môi trường cộng đồng lành mạnh, có giá trị giáo dục tích cực với học sinh.

Xin đừng kể khó, vì không cần kể thì ai cũng biết là khó để kiểm soát việc này. Nhưng khó, không có nghĩa là không thể, không có nghĩa là chúng ta dễ dàng buông xuôi rồi cứ thản nhiên chờ xử lý những sự việc đau lòng xảy ra với học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Mới đây, một lãnh đạo Bộ KH-CN cho biết định hướng đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong thời gian tới của bộ này sẽ tập trung phát triển các nhóm nghiên cứu xuất sắc, không ưu tiên đầu tư nghiên cứu chỉ để có bài báo quốc tế.
Câu chuyện cấp thiết

Câu chuyện cấp thiết

Bình Thuận đang tích cực chuẩn bị cho việc đoàn thanh tra của EC đến thanh tra lần thứ 5 về các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); nhằm nỗ lực tháo gỡ thẻ vàng cho ngành thủy sản.
Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

(GLO)- Những công điện, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ gần đây về triển khai nhiệm vụ điều hành, thúc đẩy chính sách tiền tệ năm 2024 đều nhấn mạnh tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.
'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

Hơn 3 năm trước, ngày 26.1.2021, tôi đã viết bài Một cuộc kiện vĩ đại để hưởng ứng cuộc kiện của bà Trần Tố Nga, một nạn nhân của chất độc da cam, khởi kiện các công ty hóa chất lớn đã cung cấp "thuốc diệt cỏ" và thả xuống miền Nam VN cùng hai nước Lào và Campuchia ngày trước.