Trồng ngô sinh khối giống ĐH 17-5, thu lãi 30 triệu đồng/ha

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 19-3, tại cánh đồng làng Amo, UBND xã Bờ Ngoong (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Liên hiệp Hợp tác xã tinh dầu bạc hà Tây Bắc-Gia Lai tổ chức Hội thảo đầu bờ chuỗi liên kết trồng ngô sinh khối giống ĐH17-5 trong vụ Đông Xuân 2023-2024.

Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, lãnh đạo UBND xã Bờ Ngoong; các đơn vị cung cấp giống, tiêu thụ sản phẩm; cấp ủy chi bộ và các hộ dân trồng ngô sinh khối tại làng Amo.

Các đại biểu và đại diện người dân làng Amo tại hội thảo đầu bờ Mô hình trồng ngô sinh khối giống ĐH 17-5. Ảnh: Hoàng Viên

Các đại biểu và đại diện người dân làng Amo tại hội thảo đầu bờ Mô hình trồng ngô sinh khối giống ĐH 17-5. Ảnh: Hoàng Viên

Mô hình trồng ngô sinh khối giống ĐH 17-5 tại làng Amo có quy mô hơn 6 ha, với 43 hộ tham gia. Giống ngô ĐH17-5 có thời gian sinh trưởng ngắn (khoảng 88 ngày/vụ), năng suất sinh khối cao, chịu hạn và chống chịu sâu bệnh tốt hơn so với các giống sản xuất đại trà tại địa phương. Ước tính năng suất thu đạt trên 50 tấn/ha, với giá thu mua tại ruộng là 1.000đ/kg, sau khi trừ chi phí lợi nhuận thu được hơn 30 triệu đồng/ha. Sau vụ thu hoạch, bà con nông dân có thể cày xới đất tiếp tục gieo trồng vụ tiếp theo. Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương, giống ngô sinh khối ĐH17-5 có thể trồng được 3 vụ/năm.

Hội thảo đánh giá, mô hình liên kết trồng ngô sinh khối giúp người dân từng bước làm quen với phương thức trồng thâm canh ngô hàng hóa để nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế. Qua đó, tạo chuỗi liên kết sản xuất hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm bền chặt giữa người dân và doanh nghiệp, từ đó nhân rộng mô hình ra toàn địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.