Gương mặt thơ: Tùng Bách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Họ Lê, quê Hà Tĩnh, hiện ông đang sống ở TP. Vinh. Tôi quen và đọc ông từ hồi ông “lánh” một cú nạn văn chương, vào Vũng Tàu làm cặp bài trùng với nhà thơ Lê Huy Mậu.

Có gì đâu, tính ông rất hay đùa (điều này thể hiện trong cả thơ của ông), khi biên tập một bài thơ của cấp trên, ông lia bút thêm 2 câu “lạc khoản” rất buồn cười. Với ông thì là đùa, nhưng bác kia thì không.

Tùng Bách có tài khắc họa nhân vật, nhất là bạn thơ, bằng thơ. Chỉ mấy câu, “đối tác” của ông mồn một hiện ra. Loại thơ này ông thường xuyên đăng trên Facebook, chẳng hạn như chân dung một nghệ sĩ nhiếp ảnh kiêm võ sĩ hơn 80 tuổi: “Tuổi tám hai-Tái nạm gầu/Cái tóc thì bạch, cái râu thì dài/Độ lì-ngũ đẳng huyền đai/Vũ trường xí xởn, vũ đài lăm le/Thơ hay tới mức sém vè/Lái buôn thiếu vốn, lái xe thừa đường...”.

Thơ ông mạnh về tứ. Bất cứ hiện tượng sự vật, nhân vật nào lọt vào mắt, ông đều xoay qua trở lại, vần tới vần lui bắt nó... ra tứ. Và khi đã có tứ thì việc lắp chữ vào với ông nó chỉ như... thò tay vào túi lấy tiền lẻ. Mà tứ thơ ông thường rất bất ngờ, để khi đọc xong, phát hiện cái bất ngờ ấy, ta phải bật cười. Nhưng đọc ông xong, cười xong, bao giờ cũng phải vấn vương những suy nghĩ.

Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và đã xuất bản 10 tập thơ.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.



TỪ MỘT ĐẾN MUÔN

Làm sao quên được ngày xưa

Biển và em. Biển và bờ, người ơi.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Xòe tay hứng giọt sao rơi

Giọt thẳm thẳm nhớ. Giọt chơi vơi buồn.



Ta đi

Vẫn chưa hiểu hết ngọn nguồn cơn mưa!





NHIỀU KHI



Nhiều khi dắt xe ra ngõ

Loay hoay hoài chẳng biết đi đâu

Minh họa: T.N

Minh họa: T.N

Ngước sang Ngàn Hống mây như khói

Ngó xuống Lam Giang nước đỏ ngầu

Xắm nắm xuôi về miền Cổ Đạm (*)

Ả đào vãn cuộc phắn từ lâu



Gọi bạn? Bạn ngoài vùng phủ sóng

Gọi đò? Chú lái mãi buông câu

Tiểu khê, cá quẫy hòn non bộ

Ngưng Bích vườn ai chợt bí bầu!



Nhiều khi dắt xe ra ngõ

Loay hoay hoài… chẳng biết đi đâu.

----------

(*) Làng Cổ Đạm ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh được coi là cái nôi của hát ca trù





CHIỀU PHỦ QUỲ



Chưa đủ mặn để muối

Chưa đủ cay để gừng

Chưa đủ chua để nhót

Chưa đủ chát để sung.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Ai cùng Mẹ lên rừng

Ai theo Cha xuống biển

Xưa nay ghét với yêu

Vốn rầy rà lắm chuyện.



Chưa đủ thân để mến

Chưa đủ gan để gàn

Chưa đủ tròn để khuyết

Chưa hợp làm sao tan?



Phủ Quỳ chiều mang mang

Thả hồn cùng sông Hiếu

Chợt thấy mình thừa ra

Mới hay mình đang thiếu.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.