Thủ tướng Lý Hiển Long kêu gọi người Singapore sinh thêm con trong năm Giáp Thìn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hôm 9.2 kêu gọi các gia đình sinh thêm con trong năm Giáp Thìn, sau khi tỷ lệ sinh ở nước này giảm xuống mức thấp lịch sử.

"Nhiều gia đình người Hoa xem đứa trẻ sinh vào năm con rồng là đặc biệt tốt lành. Rồng là biểu tượng của quyền lực, sức mạnh và sự may mắn. Vì vậy, bây giờ là thời điểm thích hợp nhất để các cặp vợ chồng trẻ có thêm một 'con rồng nhỏ' cho gia đình mình", Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long kêu gọi trong bài phát biểu mừng Tết Giáp Thìn sắp đến, theo tờ Nikkei Asia.

Thủ tướng Lý, chào đời vào năm 1952 (Nhâm Thìn), còn nhấn mạnh ông hy vọng "sự khuyến khích" của mình "sẽ thúc đẩy nhiều cặp vợ chồng cố gắng sinh thêm con, dù tôi biết rằng quyết định này mang tính cá nhân". Tính đến tháng 6.2023, người gốc Hoa chiếm 74% cư dân Singapore, theo Nikkei Asia.

Thông điệp trên được đưa ra khi chính phủ Singapore mở rộng hỗ trợ các gia đình sinh con để ngăn chặn tình trạng tỷ lệ sinh giảm. Chi phí sinh hoạt tăng cao bị nhiều người xem là yếu tố cản trở nhiều cặp vợ chồng có con.

Chính phủ Singapore dự kiến sẽ đưa ra thêm các biện pháp nhằm giải quyết vấn đề này trong kế hoạch ngân sách năm nay, sẽ được công bố trong tuần tới.

Người dân chụp ảnh với tác phẩm điêu khắc rồng tại một trung tâm mua sắm ở Singapore ngày 7.2

Người dân chụp ảnh với tác phẩm điêu khắc rồng tại một trung tâm mua sắm ở Singapore ngày 7.2

Theo dữ liệu chính thức mới nhất, với tổng dân số 5,92 triệu người, bao gồm cả cư dân thường trú và người nước ngoài, tổng tỷ suất sinh của Singapore, số trẻ em trung bình mà phụ nữ sinh ra, đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 1,04 vào năm 2022. Đây là một trong những mức thấp nhất trên toàn cầu, với Hàn Quốc là 0,78, còn Nhật Bản là 1,26.

Chính phủ Singapore cho rằng tỷ lệ sinh giảm là do người dân kết hôn muộn hơn và cha mẹ chăm sóc vừa phải chăm sóc cho ông bà, vừa phải nuôi dưỡng con cái.

Chính phủ Singapore đã công bố một số biện pháp đối phó tỷ lệ sinh giảm trong ngân sách vào năm ngoái, bao gồm tăng thời gian nghỉ thai sản được chính phủ chi trả lương từ 2 lên 4 tuần đối với những người cha có con sinh vào tháng 1.2024 hoặc sau đó.

"Những biện pháp như thế sẽ giảm bớt gánh nặng cho các bậc cha mẹ nhưng chúng chỉ là những biện pháp hỗ trợ. Cuối cùng, các cặp vợ chồng sẽ quyết định có sinh con hay không vì lý do riêng của họ", Thủ tướng Lý nhấn mạnh.

Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chính sách (Singapore) được công bố vào tháng trước cho thấy những người trẻ tuổi ít có ý định sinh con vì chi phí cao và căng thẳng, dù hầu hết vẫn mong muốn kết hôn. Trong số những người từ 21 đến 34 tuổi, 72% cảm thấy không cần thiết phải có con trong hôn nhân, so với 63% ở những người từ 35 đến 49 tuổi và 49% ở những người từ 50 đến 64 tuổi, theo Nikkei Asia.

"Mỗi thế hệ có những khát vọng khác nhau, khi nhiều người trẻ ưu tiên sự nghiệp, dành thời gian cho bạn đời và theo đuổi sở thích. Ngay cả những cặp vợ chồng muốn có con cũng có thể trì hoãn việc lập gia đình mà không nhận ra rằng mọi việc lại trở nên khó khăn hơn khi mỗi năm trôi qua. Tất cả điều này khá dễ hiểu. Nhưng tôi vẫn hy vọng rằng sẽ có thêm nhiều cặp vợ chồng Singapore quyết định sinh thêm con và sinh con sớm hơn", ông Lý nhấn mạnh trong bài phát biểu dịp Tết Giáp Thìn.

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.