Xóa 'vùng cấm' trong thể thao Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Hàng loạt sự cố, sự vụ rắc rối liên tiếp xảy ra ở các đội tuyển thể thao đỉnh cao đã tác động tiêu cực đến hình ảnh và uy tín của thể thao Việt Nam.

Khi chạm đến “vùng cấm” - tức những vấn đề nhạy cảm trong nội bộ các đội tuyển, ở các bộ môn đã tồn tại từ rất lâu - hàng loạt sự thật được phơi bày khiến thể thao nước nhà trở nên “chênh vênh” trên con đường phát triển với tầm nhìn hướng ra châu lục.

Hàng loạt sự cố, sự vụ rắc rối liên tiếp xảy ra ở các đội tuyển thể thao đỉnh cao đã tác động tiêu cực đến hình ảnh và uy tín của thể thao Việt Nam. Khi chạm đến “vùng cấm” - tức những vấn đề nhạy cảm trong nội bộ các đội tuyển, ở các bộ môn đã tồn tại từ rất lâu - hàng loạt sự thật được phơi bày khiến thể thao nước nhà trở nên “chênh vênh” trên con đường phát triển với tầm nhìn hướng ra châu lục.

Chúng ta không thể cứ nói đến giấc mơ Olympic, World Cup, vươn tầm châu Á, thế giới trong khi VĐV ăn không đủ chất, thu nhập từ thành tích không đủ sống, HLV vừa lo chuyên môn vừa phải tìm đủ cách để “tạo nguồn” theo cái cách mà bất kỳ người làm chuyên môn nào cũng nên cảm thấy hổ thẹn khi lấy đi một phần quyền lợi cơ bản của các học trò dưới tay mình.

Đây là những chuyện trên đội tuyển, vậy còn dưới cơ sở, các địa phương thì sao? Cả trò lẫn thầy đều không có sự đủ đầy để chuyên tâm tập luyện thì chúng ta vươn tầm kiểu gì?

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 của Bộ VH-TT-DL, Thủ tướng đã có chỉ đạo và ở Hội nghị định hướng phát triển thể thao Việt Nam tầm nhìn đến năm 2045, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL cũng nhắc nhở ngành thể thao tập trung vào việc đổi mới công tác quản lý và đầu tư trọng tâm cho thể thao thành tích cao.

Cần phải nhìn nhận một thực tế, chúng ta là một nền thể thao trung bình so với thế giới, muốn phát triển cần phải có trọng tâm về mặt chiến lược đầu tư. Càng phân mảnh, không chỉ lãng phí nguồn lực vốn hạn hẹp mà còn khiến cho công tác giám sát, quản lý trở nên khó khăn, vô tình tạo ra những “vùng cấm”, nhất là ở cơ sở, bộ môn.

Như trường hợp đang gây xôn xao dư luận của nữ VĐV thể dục dụng cụ Phạm Như Phương. Không chỉ là chuyện “cắt xén” tiền thưởng để tạo quỹ hoạt động mà phía sau đó còn có những vấn đề nghiêm trọng hơn như cố ý báo cáo sai chế độ tập luyện để hưởng tiền ngân sách, có dấu hiệu thiếu trách nhiệm trong quản lý VĐV, thậm chí không loại trừ nhận tiền để “bảo kê” cho VĐV hay “mua suất” lên tuyển để hưởng đặc quyền… Đáng buồn hơn, chuyện ở bóng bàn, thể dục dụng cụ hoàn toàn có thể có ở tất cả các môn, ở các đội tuyển, từ trung ương đến địa phương.

Lâu nay cứ nói đến lực cản khiến thể thao Việt Nam không duy trì được tốc độ vươn tầm, giới làm thể thao vẫn lấy lý do “thiếu nguồn tài chính” nhưng chưa thấy ai đặt vấn đề: Tại sao nền thể thao đứng đầu SEA Games 2 kỳ liên tiếp, có HCV Olympic, Asiad và nhiều nhà vô địch thế giới nhưng lại không thể “tự tạo nguồn” hoặc chuyển đổi sang chế độ nhà nghề, chuyên nghiệp để hình thành cái gọi là “kinh tế thể thao”?

Nhà nước chỉ đầu tư nguồn cơ bản, bảo đảm “không thiếu” tài chính cho tập luyện và cơ sở vật chất nhưng phát triển ra sao, ở tốc độ nào để sánh ngang bạn bè năm châu thì đó là trách nhiệm của cả hệ thống ngành thể thao. Không thể xây các công trình hoành tráng nếu không có con người đủ tốt để tiếp nhận, quản lý và vận hành khi mà những vấn đề nhức nhối quanh các khâu “nhỏ” như khẩu phần ăn, tiền thưởng vẫn đang diễn ra với những “vùng cấm” mà hệ thống giám sát của ngành không... với tới.

Thể thao Việt Nam đang đối diện với một thách thức rất lớn, cả trong lẫn ngoài. Chúng ta đang lộ dấu hiệu hụt hơi trong nỗ lực vươn tầm châu lục, và tiếc thay, một trong những lý do dẫn đến sự hụt hơi đó lại đến từ cách tư duy nhỏ hẹp trong việc quản lý và huấn luyện VĐV.

Điều này đã đặt những nhà quản lý ngành thể dục thể thao, giới chức quản lý ngành VH-TT-DL vào tình thế bắt buộc phải hành động, phải quyết tâm phá bỏ những “vùng cấm”, phá bỏ những rào cản gây bức xúc… để tạo dựng nên một môi trường thể thao thực sự lành mạnh, không tiêu cực và không điều tiếng xấu.

Không thể chậm trễ hơn, và không thể có cách nào khác, ngành thể dục thể thao cần thiết phải có cách thức giám sát, chế tài, kỷ luật nghiêm khắc để gìn giữ “ngôi nhà thể thao” không đánh mất đi niềm tin của những người đang kỳ vọng vào một tương lai đẹp đẽ hơn ở phía trước.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ đúng, hành động đúng

Chia sẻ đúng, hành động đúng

Vào thời điểm này, người dân cả nước đều hướng trái tim về miền Bắc. Mọi người đều mong muốn được chung tay sẻ chia cùng đồng bào đang hoạn nạn, nhưng chúng ta cũng nên hiểu và thực hiện đúng những quy định, nguyên tắc để có thể đảm bảo an toàn.
Trước thảm họa

Trước thảm họa

Làng Nủ-ở nơi rừng sâu, núi thẳm; sau cơn bão trở thành cái tên mang nhiều xót xa với đồng bào cả nước. Thảm họa từ thiên tai luôn là thách thức với nhân loại, nhiều khi nó vượt khỏi tầm dự phòng, quản trị.
Sau bão

Sau bão

Vậy là chiều tối qua, bão số 3 (YAGI) có cường độ mạnh nhất 30 năm trở lại đây đã đổ bộ vào Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh Bắc bộ nước ta.
Ý thức rõ trước thiên tai

Ý thức rõ trước thiên tai

Có thể nói, đến chiều qua, mọi công tác ứng phó với cơn bão số 3 gần như đã hoàn tất. Sự chủ động được phát đi từ trung ương, địa phương và cụ thể từng người dân trong vùng bị ảnh hưởng.