Bảo hộ chỉ dẫn địa lý: “Chìa khóa vàng” để quảng bá sản phẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Việc bảo hộ sản phẩm bằng chỉ dẫn địa lý ngày càng đóng vai trò quan trọng, giúp gia tăng giá trị hàng hóa của vùng đất Gia Lai trên thị trường trong nước và quốc tế. Đây cũng là cơ sở để phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hóa, phát huy lợi thế riêng có của địa phương.

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Để góp phần bảo vệ danh tiếng, chất lượng của sản phẩm, tạo thêm một công cụ hỗ trợ tiếp cận thị trường, quảng bá, giới thiệu và kết nối với các tác nhân phân phối, chương trình phát triển tài sản trí tuệ thông qua hỗ trợ đăng ký, quản lý và xây dựng chỉ dẫn địa lý được tỉnh Gia Lai ưu tiên thực hiện.

Ba Chăm là giống lúa đặc sản có từ rất lâu đời ở một số vùng đồng bào dân tộc Bahnar của huyện Mang Yang. Không chỉ tự hào vì thương hiệu gạo Ba Chăm được nhiều người tin dùng mà bà con nơi đây càng phấn khởi hơn khi năm 2020, hạt gạo truyền thống đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Mang Yang”. Theo đó, khu vực địa lý gồm 5 xã: Đak Trôi, Đê Ar, Kon Chiêng, Kon Thụp và Lơ Pang.

Gạo truyền thống Ba Chăm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Mang Yang” vào năm 2020. Ảnh: Mai Ka

Gạo truyền thống Ba Chăm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Mang Yang” vào năm 2020. Ảnh: Mai Ka

Ông Nguyễn Văn Lân-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã Nông-lâm nghiệp và dịch vụ Đak Trôi-cho biết: “Việc xây dựng chỉ dẫn địa lý đã góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số, tạo sự liên kết giữa người dân và doanh nghiệp theo chuỗi giá trị để phát triển bền vững.

Chỉ dẫn địa lý không chỉ giúp người tiêu dùng nhận biết được xuất xứ địa lý của gạo Ba Chăm mà còn đóng vai trò tích cực trong việc liên hệ đến chất lượng của sản phẩm, gồm những đặc điểm của sản phẩm chỉ có được do nguồn gốc địa lý của nó, chẳng hạn như khí hậu, đất đai hoặc các phương thức sản xuất truyền thống”.

Sau gạo Ba Chăm Mang Yang và hồ tiêu Chư Sê, tháng 11-2023, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã trao chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê “Gia Lai” cho 11 doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ cơ sở. Chứng nhận góp phần giúp người dân, tổ chức, doanh nghiệp quảng bá, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh đối với sản phẩm đặc trưng.

Bà Nguyễn Thị Thảo-Chủ cơ sở cà phê Thảo Hiên (huyện Ia Grai) chia sẻ: “Gia Lai có các điều kiện lý tưởng cho cây cà phê phát triển như độ cao, khí hậu, đất đai… Danh tiếng của cà phê Gia Lai ngày càng được khẳng định nhờ hương vị tự nhiên thuần khiết, vị đắng đậm đà, hậu vị lâu, lôi cuốn người thưởng thức. Được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý là cơ sở để tỉnh xây dựng và phát triển hơn nữa thương hiệu cà phê Gia Lai”.

Tương tự, bà Trịnh Thị Lương-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Dalasa Coffee (TP. Pleiku) phấn khởi cho hay: “Với đơn vị kinh doanh sản phẩm cà phê như chúng tôi thì việc cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý đã tạo sự chuyển biến rõ nét trong việc thúc đẩy sáng tạo, ứng dụng sở hữu trí tuệ, ngăn chặn lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của chủ sở hữu”.

Đến nay, tỉnh Gia Lai có 3 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý là gạo Ba Chăm Mang Yang, hồ tiêu Chư Sê và cà phê Gia Lai. Theo thống kê, số lượng chỉ dẫn địa lý của Gia Lai cao nhất trong khu vực Tây Nguyên và cao hơn so với trung bình chung cả nước (1,7 chỉ dẫn địa lý/tỉnh).

Một trong những điều kiện cần để sản phẩm được bảo hộ là phải có danh tiếng, chất lượng đặc thù và chất lượng do điều kiện địa lý (tự nhiên, con người) của khu vực tương ứng với chỉ dẫn địa lý quyết định. Quy định này rất chặt chẽ nên không phải sản phẩm nào cũng có thể đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Với số lượng chỉ dẫn địa lý đã được cấp giấy chứng nhận cho thấy, Gia Lai có nhiều sản phẩm có chất lượng đặc thù.

Chứng nhận chỉ dẫn địa lý là một trong những động lực lớn để xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Gia Lai. Ảnh: T.D

Chứng nhận chỉ dẫn địa lý là một trong những động lực lớn để xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Gia Lai. Ảnh: T.D

Hiện nay, cơ quan quản lý các chỉ dẫn địa lý của Gia Lai là UBND cấp huyện và Sở Khoa học và Công nghệ. Những cơ quan này có đủ thẩm quyền và chức năng để thực hiện quản lý chỉ dẫn địa lý theo quy định của Nhà nước.

Vấn đề đặt ra là cần trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý để nó trở thành công cụ giúp nhận diện, truyền thông và nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.

Ông Nguyễn Ngọc Cường-Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ-thông tin: Chương trình “Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2030” đề ra mục tiêu đến năm 2025, hỗ trợ đăng ký bảo hộ tối thiểu cho 10 nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý mang tên địa danh của tỉnh được hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Tỉnh phấn đấu đến năm 2030, hỗ trợ đăng ký bảo hộ cho 25 nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý mang địa danh của tỉnh cho các sản phẩm nông-lâm nghiệp và dịch vụ gắn với du lịch của tỉnh; hỗ trợ khai thác, phát triển và thương mại hóa cho tối thiểu 25 nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý mang địa danh của tỉnh.

“Để đạt được những mục tiêu này, tỉnh sẽ tăng cường các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ.

Chúng tôi đang đẩy mạnh triển khai toàn diện các hoạt động sở hữu trí tuệ, đặc biệt, chú trọng phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực của địa phương. Đây được xem là hướng đi phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, nông thôn”-ông Cường nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.