Tích hợp nguồn lực trên môi trường số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Con số 150 triệu lượt xem livestream bán hàng trong 'Ngày hội mua sắm, giải trí trực tuyến TP.HCM 2023 - Khám phá, trải nghiệm và mua sắm tại chợ di sản Bến Thành' phần nào cho thấy tiềm năng của mô hình tích hợp các nguồn lực xã hội để mở rộng năng lực kinh tế số ở thành phố đang chiếm giữ gần một nửa tổng doanh thu thương mại điện tử và bán hàng trực tuyến của cả nước.

"Ngày hội mua sắm, giải trí trực tuyến TP.HCM 2023 - Khám phá, trải nghiệm và mua sắm tại chợ di sản Bến Thành" là sáng kiến phối hợp giữa Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, Sở TT-TT và UBND Q.1, với sự kiện trung tâm là 2 ngày livestream bán hàng tại chợ Bến Thành.

Những nguồn lực nào đã được tích hợp trong sáng kiến rất thú vị này? Nguồn lực đầu tiên phải kể đến là tài nguyên du lịch của TP.HCM, trong trường hợp này là chợ Bến Thành, một di sản lưu giữ những ký ức lịch sử - văn hóa quý giá của TP. Một nguồn lực khác là bề dày kinh nghiệm mua bán của đội ngũ tiểu thương, trong trường hợp này là tiểu thương chợ Bến Thành. Họ nắm giữ những bí quyết lâu đời về làm ăn mua bán gắn với những chuỗi cung ứng hàng hóa, sản vật rất được du khách quan tâm. Tiếp nữa là lực lượng bán hàng mới nổi trên môi trường mạng xã hội, những "ngôi sao bán hàng online" đang tạo ra những hướng đi mới trong cách thức mở rộng kênh bán hàng. Rồi là sự tham gia hỗ trợ của các nền tảng kết nối, của các doanh nghiệp phát triển mạng lưới kết nối, các nhà sản xuất nội dung sáng tạo, các KOL có sức ảnh hưởng cộng đồng, các đơn vị truyền thông sở hữu mạng lưới công chúng lớn. Lực lượng có thể gọi chung là nguồn lực kết nối. Và nguồn lực của nhà nước, bao gồm chính quyền địa phương, các sở ban ngành chức năng, cơ quan quản lý điểm đến…

Thành công của sự kiện nói trên là một ví dụ điển hình cho điều mà những người muốn phát triển kinh tế số phải đặc biệt quan tâm: càng tìm được nhiều sáng kiến để mở rộng mạng lưới kết nối các nguồn lực ở cả hai đầu cung và cầu thì hấp lực kinh tế phát sinh giữa hai đầu cung - cầu sẽ gia tăng và dòng dịch chuyển kinh tế sẽ tự động chảy. Kết nối trên môi trường số cũng sẽ xúc tác cho quá trình tích hợp các nguồn lực đa dạng của xã hội để tạo ra những nguồn lực mới, đồng thời cũng "làm mới" những nguồn lực truyền thống. Chẳng hạn, lực lượng tiểu thương chợ truyền thống có thể "làm mới" năng lực bán hàng của mình nhờ biết cách chủ động tham gia vào kinh tế kết nối, kinh tế chia sẻ để mở rộng cơ hội kinh doanh cho mình, đưa vòng đời sinh tồn của mô hình chợ truyền thống sang một chu trình mới mà không nhất thiết phải kết thúc mô hình đó.

Nhìn ở góc độ phát triển du lịch, các tài nguyên di sản cũng có thể sắm một vai trò mới trong kinh tế số, trở thành hạt nhân thu hút sự quan tâm của du khách và qua đó tăng sức mua, tăng mức chi tiêu của du khách thông qua môi trường kết nối trực tuyến.

Cần, rất cần tìm kiếm và triển khai nhiều hơn nữa những sáng kiến tích hợp nguồn lực trên môi trường số như trên để kinh tế số ở VN không phát triển theo một quỹ đạo chỉ dành riêng cho nó, mà là tạo ra những xa lộ hội tụ nhiều nguồn lực, nhiều hướng đi. Những con đường lớn thường sẽ dẫn về những nơi xán lạn tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Tạo sức bật mới

Tạo sức bật mới

Diễn đàn Kinh tế TP HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 27-9 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP HCM".
Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Những ngày qua, chúng ta xót xa trước hậu quả thảm khốc của bão số 3. Cả đất nước đang chung tay, chung lòng chia sẻ mọi thứ có thể với mong muốn đồng bào nơi bão đã đi qua sẽ vơi chút gì đau thương và đứng lên tái thiết cuộc sống của chính mình.
Thời điểm then chốt

Thời điểm then chốt

Cơn bão số 3 vừa qua gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Báo cáo của các doanh nghiệp (DN) và hiệp hội cho thấy mức độ thiệt hại đối với tài sản và hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều DN là rất nặng nề, ước tính hàng ngàn tỉ đồng.
Không thể cuốn trôi…

Không thể cuốn trôi…

Cơn bão số 3 hoành hành, nhiều tỉnh miền Bắc chìm trong biển nước. Sau mưa bão, hàng trăm người đã ra đi mãi mãi, có những gia đình bơ vơ không còn nhà cửa, phải sống tạm bợ.
Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Tổng cục Thuế vừa gửi văn bản đến 26 cục thuế địa phương thuộc 26 tỉnh, thành phố phía Bắc và Thanh Hóa, nêu rõ người dân, DN bị thiệt hại do bão số 3 được miễn, giảm, gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng (VAT), tiêu thụ đặc biệt, tài nguyên và sử dụng đất phi nông nghiệp. 
Dân cần gì sau bão lũ?

Dân cần gì sau bão lũ?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới khái toán, bão số 3, lũ “quét” bay 40.000 tỷ đồng. Nếu quy ra khoản đầu tư xây dựng đường cao tốc - hạng mục mà đất nước ta đang tập trung nhất, bão lũ đã lấy đi 215 km đường cao tốc (tính theo đơn giá 186 tỷ đồng/km).
Đứng lên sau thảm họa Yagi

Đứng lên sau thảm họa Yagi

(GLO)- Phải quyết liệt thực hiện các giải pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (Yagi) và lũ lụt ở các tỉnh phía Bắc để nhanh chóng ổn định đời sống người dân; đồng thời triển khai khẩn trương, đồng bộ các giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của năm 2024.

Từ thiện minh bạch

Từ thiện minh bạch

Việc Ủy ban T.Ư MTTQ VN công bố sao kê cụ thể số tiền người dân và các nhà hảo tâm, tổ chức, doanh nghiệp ủng hộ đồng bào bị bão lụt đã thực sự tạo ra một 'cơn bão' trên mạng xã hội.