Nâng cấp, đưa Sân bay quân sự Biên Hòa vào khai thác dân sự

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Khi Sân bay Biên Hòa được đưa vào khai thác dân sự, Đồng Nai sẽ là địa phương đầu tiên của cả nước sở hữu cùng lúc hai sân bay phục vụ dân sự-thương mại là Sân bay Long Thành và Sân bay Biên Hòa.
Sân bay Biên Hòa đã có sẵn hai đường băng dài 3,6km cùng hệ thống đường lăn, sân đỗ máy bay, kho tàng, hệ thống đài chỉ huy bay… Nguồn: Đồng Nai Online

Sân bay Biên Hòa đã có sẵn hai đường băng dài 3,6km cùng hệ thống đường lăn, sân đỗ máy bay, kho tàng, hệ thống đài chỉ huy bay… Nguồn: Đồng Nai Online

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định Số 1485/QĐ-TTg ngày 24/11 sửa đổi Quy hoạch Tổng thể Phát triển Hệ thống Cảng Hàng không, Sân bay Toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quyết định Số 1485/QĐ-TTg sửa đổi Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Tổng thể Phát triển Hệ thống Cảng Hàng không, Sân bay Toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

Thay thế quy mô, cấp sân bay Cảng Hàng không Biên Hòa tại mục 15 phần II Phụ lục I cấp 4C bằng cấp 4E; mục 18 phần II Phụ lục II cấp 4C bằng cấp 4E.

Sân bay Quân sự Biên Hòa được xây dựng từ năm 1955, thuộc địa phận thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), cách Sân bay Tân Sơn Nhất của thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30km.

Sân bay Biên Hòa nằm ở vị trí đắc địa, có tầm quan sát tốt, lại ở cửa ngõ phía đông bắc thành phố Hồ Chí Minh, có hướng cất hạ cánh gần song song và cùng chiều với sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, có đường băng cách nhau không xa nên thuận lợi trong việc cả hai sân bay cùng hoạt động.

Sân bay Biên Hòa đã có sẵn hai đường băng dài 3,6km cùng hệ thống đường lăn, sân đỗ máy bay, kho tàng, hệ thống đài chỉ huy bay…

Khi Sân bay Biên Hòa được đưa vào khai thác dân sự, Đồng Nai sẽ là địa phương đầu tiên của cả nước sở hữu cùng lúc hai sân bay phục vụ dân sự-thương mại là Sân bay Quốc tế Long Thành và Sân bay Lưỡng dụng Biên Hòa.

Có thể bạn quan tâm

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.

Ayun Pa ưu tiên đầu tư hạ tầng đô thị

Ayun Pa ưu tiên đầu tư hạ tầng đô thị

(GLO)- Với mục tiêu trở thành vùng kinh tế động lực khu vực phía Đông tỉnh và hoàn thành các tiêu chí đô thị loại III vào năm 2025, thị xã Ayun Pa đã huy động các nguồn lực tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng để bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, xanh-sạch-đẹp.