Đề xuất trồng khảo nghiệm một số giống tre trên diện tích đất trồng cao su kém phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Chiều 29-9, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức tổng kết chuyến thăm vùng nguyên liệu và tổ hợp công nghiệp chế biến tre biến tính và chế biến sâu sản phẩm mì tại tỉnh Thanh Hóa và TP.Hà Nội.

Tại buổi tổng kết, các đơn vị chủ rừng và doanh nghiệp tham gia chuyến thăm quan, học hỏi kinh nghiệm tại vùng nguyên liệu mì và nhà máy chế biến sâu sản phẩm tre, nứa tại tỉnh Thanh Hóa và TP.Hà Nội đã có nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét về tính khả thi khi áp dụng các quy trình sản xuất, chế biến hai loại cây trồng này tại tỉnh Gia Lai. Trong đó, nhiều ý kiến đề xuất tập trung vào cây tre bởi đây là cây đa mục đích vừa phủ xanh đất trống vừa tạo nguồn thu nhập cho người dân…

Đoàn công tác tỉnh Gia Lai thăm rừng tre tại tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Diệp

Đoàn công tác tỉnh Gia Lai thăm rừng tre tại tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Diệp

Theo các đại biểu, tỉnh Gia Lai có tiềm năng rất lớn khi toàn tỉnh hiện có khoảng 2.000 ha rừng tre, nứa, lồ ô. Tuy nhiên, do đầu ra không ổn định nên diện tích tre này chưa được quan tâm đầu tư chăm sóc, phần lớn chỉ được khai thác nhỏ lẻ từ tự nhiên để làm trụ trồng chanh dây, một số địa phương khai thác măng le phơi khô để xây dựng thương hiệu.

Tổ hợp công nghiệp chế biến tre biến tính tại Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Diệp

Tổ hợp công nghiệp chế biến tre biến tính tại Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Diệp

Trên cơ sở ý kiến của các đơn vị chủ rừng và doanh nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ ghi nhận để kiến nghị, đề xuất với Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh cho chủ trương trồng khảo nghiệm một số giống tre trên diện tích đất trồng cao su kém phát triển và đất không có rừng tại các Ban Quản lý rừng phòng hộ và các Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp để đánh giá sự phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng từng vùng, địa phương. Đồng thời, mời gọi doanh nghiệp khảo sát tiềm năng để đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến sâu các sản phẩm chất lượng cao từ cây mì và tre. Ngoài ra, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển cây mì theo hướng nâng cao giá trị và Đề án trồng tre trên diện tích cao su kém phát triển, bị chết và các diện tích đất trống khác.

Có thể bạn quan tâm

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

(GLO)- Cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong 15 ngày đầu tháng 4-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 31.224 tấn cao su các loại, trị giá 62 triệu USD (giảm 22,2% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024); trong khi giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.