Khánh thành tượng thi sĩ Yến Lan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hội VHNT tỉnh Bình Định, UBND TX.An Nhơn, Hội VHNT TX.An Nhơn và gia đình tổ chức khánh thành tượng thi sĩ Yến Lan tại nhà lưu niệm của ông ở TX.An Nhơn (Bình Định).

Ngày 29.9, tại Nhà lưu niệm thi sĩ Yến Lan (ở P.Nhơn Hưng, TX.An Nhơn, Bình Định), Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh Bình Định phối hợp cùng UBND TX.An Nhơn, Hội VHNT TX.An Nhơn và gia đình tổ chức khánh thành tượng thi sĩ Yến Lan (1916 - 1998) và chương trình thơ - nhạc Nhà thơ Yến Lan với quê hương. Đây là hoạt động góp phần tưởng nhớ thi sĩ Yến Lan nhân dịp 25 năm ngày ông mất.

Tượng thi sĩ Yến Lan cao 60 cm, được đặt trên khối đá cao 105 cm (rộng 50 cm) và phần đế (gồm 2 bậc cấp) cao 40 cm. Tượng được đặt tại khuôn viên Nhà lưu niệm thi sĩ Yến Lan.

Tượng thi sĩ Yến Lan. Ảnh: LÂM TRƯỜNG ĐỊNH
Tượng thi sĩ Yến Lan. Ảnh: LÂM TRƯỜNG ĐỊNH

Theo ông Mai Xuân Tiến, Phó chủ tịch UBND TX.An Nhơn, cách đây đúng 25 năm, ngày 15.8 âm lịch năm 1998, thi sĩ Yến Lan đã giã biệt chúng ta để về với cõi vĩnh hằng. Nhân dịp tưởng niệm 25 năm ngày mất thi sĩ Yến Lan, UBND TX.An Nhơn tặng cho Nhà lưu niệm thi sĩ Yến Lan bức tượng chân dung của ông.

Tác phẩm này được hoàn thành nhờ sự đóng góp của các nhà hảo tâm trên địa bàn TX.An Nhơn, kết tinh từ tài hoa và tấm lòng yêu mến cố thi sĩ Yến Lan của nhà điêu khắc Lê Trọng Nghĩa (ở Bình Định).

"Với tặng phẩm này, UBND TX.An Nhơn mong muốn Nhà lưu niệm thi sĩ Yến Lan có thêm hiện vật lưu niệm. Trong thời gian tới, mong nhà lưu niệm không chỉ bảo quản tốt các hình ảnh, hiện vật và tác phẩm của thi sĩ Yến Lan mà tiếp tục sưu tầm, bổ sung thêm nhiều di vật, hiện vật để trở thành điểm đến ý nghĩa của các văn nghệ sĩ, người yêu thơ trong cả nước đến dâng hương, tìm hiểu về cuộc đời và những tác phẩm của nhà thơ Yến Lan", ông Mai Xuân Tiến nói.

Nhà điêu khắc Lê Trọng Nghĩa cho biết đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu về văn chương, sự nghiệp, hồn cốt, nhân cách thi sĩ Yến Lan trước khi thực hiện bức tượng. Cuộc đời và văn nghiệp của thi sĩ Yến Lan không suôn sẻ vì thế nét buồn in hằn lên khuôn mặt, lên ánh mắt của ông. Dù vậy, những vần thơ của ông lại rất đẹp, rất mạnh mẽ, tươi sáng chứ không hề khổ đau, ủy mị.

Nhà điêu khắc Lê Trọng Nghĩa và tượng thi sĩ Yến Lan. Ảnh: LÂM TRƯỜNG ĐỊNH
Nhà điêu khắc Lê Trọng Nghĩa và tượng thi sĩ Yến Lan. Ảnh: LÂM TRƯỜNG ĐỊNH

"Những hình ảnh tuổi già về sau này trông ông khắc khổ và khá yếu nên tôi đã không chọn. Bức tượng này tôi tham khảo từ tấm ảnh lúc ông vừa qua tuổi 60, đang giữ chức Chủ tịch danh dự Hội VHNT tỉnh Bình Định, khoảng năm 90 của thế kỷ trước. Chân dung này được cắt ra từ tấm hình chụp chung với nhiều người nên phóng lên rất mờ, dù vậy cũng đủ để tôi nhận ra nguồn năng lượng còn tràn trề của ông, đặc biệt là những bài thơ của ông thời kỳ này rất thăng hoa", nhà điêu khắc Lê Trọng Nghĩa cho biết.

Trong chương trình thơ - nhạc Nhà thơ Yến Lan với quê hương, các văn nghệ sĩ đã nghe diễn ngâm nhiều bài thơ tiêu biểu của thi sĩ Yến Lan như: Bến My Lăng, Cánh màn trong nắng, Bình Định 1935

Ông Mai Thìn, Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Bình Định, cho biết nhà thơ Yến Lan tên thật là Lâm Thanh Lang, sinh tại TX.An Nhơn, Bình Định. Ông sáng tác thơ từ sớm và cùng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Quách Tấn hợp thành nhóm bạn thơ "Bàn Thành Tứ Hữu" nổi tiếng.

Cách mạng tháng Tám thành công, nhà thơ Yến Lan tham gia cách mạng, công tác văn hóa văn nghệ tại Bình Định, sau đó tập kết ra Bắc rồi công tác ở Nhà xuất bản Văn học. Sau ngày đất nước thống nhất, ông về lại quê nhà Bình Định, tiếp tục sáng tác và tham gia công tác văn hóa văn nghệ tại địa phương với chức danh Chủ tịch danh dự Hội VHNT tỉnh Bình Định.

Ngoài mảng thơ viết trước 1945 sớm làm nên tên tuổi trên văn đàn và các tập thơ được Giải thưởng Nhà nước về VHNT như: Những ngọn đèn (1957), Tôi đến tôi yêu (1965), Lẵng hoa hồng (1968) viết trong những năm tháng ở miền Bắc, Yến Lan để lại một khối lượng lớn với hơn 500 bài thơ tứ tuyệt được viết trong những năm cuối đời trên quê hương An Nhơn.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

(GLO)- Ngày đất nước hòa bình, những mầm xanh vươn lên mạnh mẽ. Lá cây mang hình trái tim như sự tri ân muôn đời đến những người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Mỗi chiếc lá xanh là một lời nhắc nhở, nguyện ước về một cuộc sống bình yên, ấm no, mãi mãi trường tồn...
Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

(GLO)- Ai đó từng nói: “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của trời đất”. Vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu luôn làm xao xuyến những tâm hồn lãng mạn. Bài thơ Cảm thu của tác giả Hà Hoài Phương có lẽ đã được ra đời trong sự cộng hưởng ấy...
Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

(GLO)- Sáng 27-8, tại TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khai mạc hội nghị tập huấn với chủ đề "Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới, phát triển: Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm".
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Lời ru xưa

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Lời ru xưa

(GLO)- Lời ru à ơi ngọt ngào của mẹ đã nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta từ thuở còn nằm nôi cho đến lúc trưởng thành. Để rồi, khi mùa Vu Lan báo hiếu đến, chúng ta lại nhớ về mẹ cùng lời ru xưa đầy yêu thương và nguyện khắc ghi trên mỗi bước đi cuộc đời...
U80 vẫn mê đọc sách

U80 vẫn mê đọc sách

(GLO)- Do là chỗ thân tình nên tôi vẫn gọi người phụ nữ U80 Nguyễn Thị Hồng Hợp (trú tại tổ 3, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) là chị. Mặc dù tuổi đã cao nhưng chị vẫn giữ cái tính mê đọc sách từ ngày còn son trẻ.
Văn hóa người làm báo

Văn hóa người làm báo

Cuộc trò chuyện ngắn ngủi với một đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo tỉnh (đã nghỉ hưu) sáng nay về ứng xử của một phóng viên trẻ công tác ở một tờ báo bạn làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Rõ ràng là vẫn cần nỗ lực hơn nữa trong xây dựng văn hóa người làm báo.
Thơ Bút Biển: Hoài niệm

Thơ Bút Biển: Hoài niệm

(GLO)- Hoài niệm không đơn thuần là xúc cảm thoáng qua về quá khứ mà có sự hòa lẫn nhiều cung bậc. Trong "Hoài niệm" của mình, nhà thơ Bút Biển đã nhớ về những mùa thu cũ với bao cảm xúc ngây ngô thuở thiếu thời. Để rồi, "chợt tỉnh gặp mình trong thực tại/Mỉm cười nhìn vạt nắng ngát hương".

Ra mắt sách 'Theo dấu chân Người'

Ra mắt sách 'Theo dấu chân Người'

Ngày 16-8, Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông đã tổ chức buổi ra mắt sách "Theo dấu chân Người" (NXB Hội Nhà văn) của GS-TS - nhà văn Trình Quang Phú - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông. "Theo dấu chân Người" là tập truyện ký viết về 30 năm đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ.
Bàn tay

Thơ Đại Dương: Bàn tay

(GLO)- Chỉ qua hình ảnh "Bàn tay", tác giả Đại Dương đã thổi hồn vào đó bao cung bậc cảm xúc khác nhau; lúc hân hoan tươi mới, khi lại đau đáu, nhạt nhòa: "bàn tay mơ giọt sương", "bàn tay khóc phận người", "bàn tay xây nấm mộ", "bàn tay đếm thời gian", "bàn tay gầy ngơ ngẩn"...

Rót đầy một giấc tôi

Rót đầy một giấc tôi

(GLO)- "Rót đầy một giấc tôi" - Cơn mê men chếnh choáng hư hao của kẻ hay hoài niệm, chênh vênh giữa hai bờ hư thực. Một hình dung cũ, một chút hương lúa chín giữa ngày thu se sẽ như kéo người về khoảng nào xao xác, để ngồi lại tình tự riêng mình, tự ủ ấm mình trong men thơm ký ức...

Gương mặt thơ: Đỗ Trung Lai

Gương mặt thơ: Đỗ Trung Lai

(GLO)- Ông là Đại tá quân đội, nguyên Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo Tiếng nói Việt Nam (Đài Tiếng nói Việt Nam), nguyên Trưởng phòng Biên tập Báo Cuối tuần (Báo Quân đội nhân dân), hiện sống ở Hà Nội. 
Họa mi HBlơng kể chuyện thời chiến

“Họa mi” H’Blơng kể chuyện thời chiến

(GLO)- Những năm 80 của thế kỷ trước, mỗi lần đi ngang qua khuôn viên Ty Văn hóa-Thông tin, tôi lại bị mê hoặc bởi một giọng nữ trong trẻo, vút cao. Sau này, tôi mới biết tiếng hát đó là của chị Rơmăh H’Blơng-một “họa mi” có thâm niên 10 năm cất cao tiếng hát giữa đạn bom.