“Nhà tôi có bình chữa cháy”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân trước nguy cơ xảy ra hỏa hoạn bất ngờ, các cấp chính quyền cùng ngành chức năng của tỉnh Gia Lai đang triển khai nhiều hoạt động, mô hình phòng cháy chữa cháy (PCCC), đặc biệt nhân rộng phong trào “Nhà tôi có bình chữa cháy”.

Mặc dù đã hơn 4 tháng trôi qua sau vụ cháy phòng ngủ nhưng các thành viên trong gia đình anh Nguyễn Hữu Giống (tổ 2, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) vẫn chưa hết bàng hoàng. Anh Giống kể: “Ngay khi phát hiện 1 phòng ngủ trên tầng 3 bị cháy, chúng tôi vội đưa người thân ra ngoài rồi hô hoán mọi người hỗ trợ dập lửa và báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC. Do gia đình chưa có thiết bị phòng cháy nên bị động khi hỏa hoạn xảy ra. Thế nên, toàn bộ đồ đạc có giá trị khoảng 40 triệu đồng trong căn phòng bị cháy rụi. Sau vụ hỏa hoạn, gia đình tôi đã mua 2 bình chữa cháy. Cũng không mong xảy ra sự việc tương tự nhưng tôi nghĩ việc mua bình cứu hỏa để trong nhà thật sự hữu ích”.

Cán bộ Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh) hướng dẫn người dân sử dụng bình chữa cháy. Ảnh: T.D

Cán bộ Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh) hướng dẫn người dân sử dụng bình chữa cháy. Ảnh: T.D

Còn bà Nguyễn Thị Thanh Tâm (thôn An Thuận, xã Cư An, huyện Đak Pơ) thì cho hay: “Tôi đã mua 5 bình chữa cháy đặt ở 5 góc trong nhà. Phía trước cửa hàng buôn bán điện nước dân dụng, tôi đặt 2 bình chữa cháy, còn phía nhà sau cũng có 3 bình. Cả gia đình tôi đã lên mạng internet học cách sử dụng bình chữa cháy và thực hành rồi. Mong không bao giờ phải đụng đến chúng nhưng có bình chữa cháy trong nhà, chúng tôi thấy rất yên tâm”.

Theo ông Nguyễn Quốc Hương-Chủ tịch UBND thị trấn Đak Pơ: Công tác PCCC đang được địa phương chú trọng triển khai. Năm 2020, thị trấn đã vận động người dân thành lập Tổ liên gia PCCC với 12 hộ dân tham gia. Ngoài ra, 2 doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn thị trấn cũng xây dựng các phương án PCCC, trang-thiết bị cứu hỏa ở trong trụ sở và nhà xưởng. Tất cả các hộ kinh doanh buôn bán hàng hóa trên địa bàn cũng đều mua bình chữa cháy để trong nhà.

“Chúng tôi đang triển khai phong trào “Nhà tôi có bình chữa cháy”. Trước mắt, chúng tôi vận động cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu, tự trang bị bình chữa cháy để PCCC cho gia đình. Mục tiêu phấn đấu đến ngày 30-9 này, 100% đảng viên thuộc Đảng bộ thị trấn Đak Pơ tham gia phong trào. Hiện có 30 cán bộ, đảng viên công tác ở thị trấn mua bình cứu hỏa để trong nhà. Chúng tôi cũng đề ra mục tiêu là đến cuối năm 2023 sẽ có 100% hộ dân thị trấn mua bình chữa cháy trang bị cho gia đình”-ông Hương chia sẻ.

Người dân thực tập phòng cháy chữa cháy. Ảnh: Thiên Di

Người dân thực tập phòng cháy chữa cháy. Ảnh: Thiên Di

Tương tự, ông Đinh Văn Chinh-Chủ tịch UBND thị trấn Phú Thiện-cho biết: “Chúng tôi mới bắt tay triển khai phong trào “Nhà tôi có bình chữa cháy”. Theo đó, UBND thị trấn giao lực lượng Công an thị trấn và các tổ dân phố đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền vận động người dân tham gia. Để mang lại hiệu quả thiết thực, chúng tôi đã vận động cán bộ, đảng viên trên địa bàn thị trấn gương mẫu đi đầu thực hiện phong trào. Qua thông tin từ các tổ dân phố, đa phần người dân đồng tình ủng hộ phong trào bởi hiệu quả thiết thực mà số tiền bỏ ra mua bình chữa cháy không lớn lắm, khoảng 200-300 ngàn đồng/bình. Chúng tôi cũng sẽ giao Công an thị trấn tiếp tục triển khai các buổi tập huấn, thực hành PCCC để người dân biết cách sử dụng bình chữa cháy và các thiết bị chữa cháy”.

Trao đổi với P.V, Trung tá Nguyễn Hữu Tựa-Phó Đội trưởng Đội công tác PCCC (Phòng Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh) cho biết: Lực lượng Cảnh sát PCCC đang phối hợp với chính quyền các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm lan tỏa phong trào “Nhà tôi có bình chữa cháy”. Dù phong trào mới triển khai nhưng đã nhận được sự ủng hộ tích cực của người dân vì lợi ích thiết thực mà nó mang lại.

“Toàn tỉnh hiện có 130 ngàn hộ dân có bình chữa cháy. Chúng tôi phấn đấu đến cuối năm 2023, 100% hộ dân trên địa bàn tỉnh tự trang bị bình chữa cháy và mỗi gia đình có ít nhất 1 người được tập huấn kỹ năng chữa cháy, cứu nạn cứu hộ. Đồng thời, để giảm thiểu thiệt hại do cháy nổ gây ra, chúng tôi cũng đang vận động các hộ dân có nhà từ 2 tầng trở lên mở thêm lối thoát nạn thứ 2 tại ban công, lối lên mái nhà hoặc lắp đặt thang dây thoát nạn”-Trung tá Tựa thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Tết ấm cho người nghèo

Tết ấm cho người nghèo

(GLO)- Tết Ất Tỵ 2025 đang đến gần. Bằng những việc làm thiết thực, nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã chung tay hỗ trợ nhà ở, tặng quà giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong tỉnh có điều kiện đón một cái Tết ấm áp.

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.

Điều chỉnh Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Kông Chro

Điều chỉnh Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Kông Chro

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa phê duyệt điều chỉnh Quyết định số 692/QĐ-UBND ngày 12-11-2022 phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Kông Chro thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.